Tự động hóa đã trở thành xu thế trong mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là sau khi đại dịch gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền công nghiệp trên toàn thế giới. Xu thế này mang đến cơ hội cho các công ty và cũng là thách thức lớn đối với họ. Trong khi thương mại điện tử đang phát triển, áp lực đè nặng lên Logistic cũng tăng lên và nhu cầu về nguyên liệu thô tăng cao khiến cho khả năng phục hồi của nền kinh thế và thiếu lực lượng lao động ngày càng trầm trọng. Những sự kiện này đã khiến nhu cầu tự động hóa trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu và thúc đẩy nhu cầu về hệ thống xử lý vật liệu tự động (AMH). Với chi phí giảm và khả năng tăng lên, hệ thống AMH không dây đã mang lại cho các công ty những lợi ích đáng kể về năng suất và hiệu quả.
Tuy nhiên, việc khó khăn khi bảo dưỡng, xử lý sự cố và nguy cơ ngừng hoạt động là mối bận tâm của các công ty. Sự không ổn định của kết nối không dây là một vấn đề lớn cần giải quyết đối với một hệ thống AMH. Các đơn vị cung cấp giải pháp hay các nhà tích hợp thường nhận các phàn nàn về hệ thống của họ ngừng hoạt động trong một thời gian dài. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một vài mẹo hy vọng có thể giúp các đọc giả làm chủ hệ thống mạng vô hình trong hệ thống AMH. Khả năng quản lý, xử lý lỗi trong hệ thống mạng không dây sẽ tối đã hóa thời gian sử dụng hệ thống AMH, và khi hệ thống hoạt động trơn tru hơn, công ty của bạn sẽ cạnh tranh hơn so với đối thủ
Trong hệ thống AMH, kết nối Wifi phải đặt ở chế độ dynamic do các xe vận tải di chuyển xung quanh nhà kho. Điểm khó khăn khi quản lý hệ thống mạng không dây là hệ thống mạng này không thể nhận diện trực quan như hệ thống mạng có dây, và chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh. Trong thực tế, khi thiết bị Wifi client (thường đặt trên xe tự hành) đang di chuyển nhưng bị mất kết nối do chưa kịp chuyển vùng tới Access point, khiến cho hệ thống bị gián đoạn nhưng bạn lại không thể nhận biết được. Việc hiển thị mạng không dây cực kỳ hữu hiệu trong quản lý hệ thống AMH, nơi mà môi trường hoạt động của các thiết bị không dây có nhiều nguồn gây nhiễu như (nhiễu điện từ, vật cản,…) và kết quả là khiến hệ thống không hoạt động trơn tru.
Đó là lý do tại sao cần một hệ thống phần mềm giám sát toàn mạng không dây. Khả năng quan sát được hệ thống mạng không dây, nhìn thấy kiến trúc mạng vô hình, và các thành phần ảnh hưởng đến sự ổn định của mạng. Kiến trúc mạng Dynamic tự động thay đổi khi node trong mạng thay đổi trạng thái (thường thay đổi khi các xe tự hành đi vào các vùng roaming của các Access point khác nhau). Việc truy cập vào thông tin tổng hợp về thiết bị cũng hữu ích trong việc hiểu rõ hiệu suất của các thiết bị không dây và phát hiện bất kỳ sự bất thường tiềm ẩn nào.
Với cơ chế đưa ra các cảnh báo sớm cho các sự cố có thể xảy ra với hệ thống mạng trước khi chúng thực sự xảy ra, việc ngưng hoạt động đột ngột được giải quyết. Qua quá trình quan sát và đánh giá hệ thống mạng, bạn có thể cài đặt ngưỡng roaming của các thiết bị truyền thông không dây. Khi quá ngưỡng roaming, ví dụ dưới ngưỡng 50% so với bình thường, một thông báo về việc này sẽ được gửi tới hệ thống quản lý. Nhận biết được những vấn đề bất thường khi khi chúng vừa xuất hiện giúp bạn có thời gian để xử lý trước khi chúng thực sự gây ảnh hưởng tới hệ thống. Nếu ngay lúc đó bạn không có khả năng xử lý tận gốc vấn đề, khoảng thời gian dự đoán được đó sẽ giúp bạn yêu cầu đơn vị cung cấp đến xử lý, tháo gỡ vấn đề.
Trong quá khứ, nếu sự cố về hệ thống mạng khó khăn để giải quyết vấn đề, khách hàng yêu cầu đơn vị cung cấp giải pháp xử lý. Khi kỹ sư hệ thống đến, họ thường mất khoảng 1 tuần để kiểm tra các bản ghi tình trạng hệ thống khi vận hành một cách thủ công, chạy thử trạng thái khi vận hành ổn định sau đó tái hiện lại sự cố. Nếu việc tái thiết không chính xác, việc xử lý lỗi có khi mất thêm vài vòng lặp quy trình trên. Công việc này gây mất thời gian và tiền bạc.
Một phần mềm mô hình hóa hệ thống mạng không chỉ cung cấp thông tin về trạng thái tứ thời (real-time) mà còn có thể cung cấp các dữ liệu quá khứ, giúp việc tìm ra lỗi, xử lý lỗi hệ thống dễ dàng hơn. Việc sử dụng dữ liệu quá khứ, giúp xử lý vấn đề nhanh hơn thay vì phải thực hiện kiểm tra trạng thái từng thiết bị riêng lẻ
Mẹo này là một trong những bạn không bao giờ nên bỏ qua. Cho dù công cụ đó có tuyệt vời đến đâu thì rất có thể bạn sẽ ngừng sử dụng nó nếu nó quá phức tạp hoặc không thân thiện với người dùng. Hầu hết phần mềm quản lý mạng được thiết kế cho nhân viên CNTT và hầu hết các kỹ sư công nghệ vận hành (OT) không thể truy cập được. Việc tìm kiếm phần mềm phù hợp trình bày thông tin bạn cần một cách rõ ràng trong giao diện người dùng trực quan là điều quan trọng. Ví dụ: do các phương tiện tự động liên tục di chuyển giữa các Access Point khác nhau xung quanh cơ sở nên việc có phần mềm quản lý mạng cho phép bạn phủ cấu trúc liên kết mạng lên trên bản đồ tầng của cơ sở cho phép bạn dễ dàng xác định vị trí các phương tiện chỉ bằng cách kiểm tra kết nối không dây của khách hàng. Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi cố gắng xác định một thiết bị Client bị trục trặc.
Bắt đầu trực quan hóa và kiểm soát mạng AMH không dây của bạn
Đối với các nhà khai thác cơ sở AMH, phần mềm trực quan và quản lý mạng trực quan là chìa khóa để quản lý và duy trì mạng không dây đáng tin cậy cũng như tối đa hóa thời gian hoạt động. Mô-đun bổ sung không dây dành cho MXview của Moxa có cấu trúc liên kết động, phát lại chuyển vùng và bảng điều khiển hiệu suất thiết bị để giúp tiết kiệm thời gian và tận dụng tối đa các ứng dụng AMH không dây.
Tham khảo bài viết trên fanpage của Moxa: https://www.moxa.com/en/articles/4-tips-for-optimizing-your-wireless-amh-operations
Dòng MGate 5217I bao gồm cổng giao thức BACnet 2 cổng có thể chuyển đổi giao thức Modbus RTU/ACSII/TCP sang BACnet/IP. Phụ thuộc vào quy mô và độ rộng của mạng lưới, cổng giao thức có các mã tương ứng là 600 điểm và 1200 điểm. Tất cả các mã đều có thiết kế chắc chắn, gắn DIN-rail, hoạt động ở dải nhiệt độ rộng, trang bị cách ly 2kV cho các tín hiệu serial.
Khi bạn quyết định đặt dữ liệu hiện trường của mình vào đám mây, thử thách đầu tiên bạn sẽ phải đối mặt đó là nhiều thiết bị cạnh không có cùng ngôn ngữ mà Internet có thể hiểu được. Khả năng của thiết bị liên kết có thể kết nối tới đám mây là chìa khóa nếu bạn chọn đám mây là máy chủ dữ liệu phụ trợ cho mình. Ngoài khả năng southbond (hỗ trợ giao thức cho các thiết bị) và northbound (hỗ trợ kết nối đám mây) của mạng, tích hợp dữ liệu cũng là yếu tố cần phải chú ý. Trong một vài ứng dụng, nhiệm vụ phân tích dữ liệu hay tích hợp mạng có thể diễn ra ngoài lề và trong một số ứng dụng khác, nó có thể diễn ra trong đám mây. Các nhân tố này là sự lựa chọn tuyêt vời cho thiết bị liên kết để triển khai IIoT của bạn.
Cấu hình dưới đây cho thấy các chỉ số khả năng liên kết thiết bị, phác thảo các thiết bị liên kết được đề xuất bằng việc dẫn nhu cầu tích hợp dữ liệu của bạn với máy chủ dữ liệu phụ trợ đã chọn. Đối với những ứng dụng mà việc tích hợp dữ liệu không cần phải diễn ra ở cạnh, một thiết bị kết nối serial tới đám mây đơn giản, sẵn sàng chạy có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí đầu cuối.End to End Profiles | Peer to Peer Profiles |
Tiêu chuẩn End to End | Tiêu chuẩn Peer to Peer |
G8265.1 Telecom Profile | C37.238-2011 Power Profile |
G8275.1 Telecom Profile | C37.238-2017 Power Profile |
61850-9-3 Power Utility |
trang-ch-safenergy-gii-php-t-ng-ha-moxa-vit-nam