Xác định định vị trí cáp ngầm: các công nghệ cơ bản

Hinh 8

Hinh 8

       Nắm bắt và hiểu về cơ sở xác định vị trí cáp, bạn có thể có các quyết định sử dụng thiết bị xác định vị trí cáp ngầm tốt nhất, tìm kiếm chính xác đường đi của cáp và xác định độ sâu chôn cáp. Các phần bên dưới giúp bạn có thể hiểu các phương pháp chính xác định vị trí cáp cùng với các ưu nhược điểm của từng phương pháp.

      Có hai kiểu cơ bản để xác định vị trí cáp: chủ động và thụ động. Đặc biệt, cáp cần tìm kiếm được dò tìm bằng cách thu nhận các tín hiệu hoặc là cảm biến (xác định chủ động) hoặc là các tuyến cáp đã biết (xác định vị trí thụ động).

Xác định vị trí chủ động

Hinh 1

      Xác định vị trí cáp chủ động bao gồm việc nạp điện cho cáp cần dò tìm và sau đó sử dụng bộ tiếp nhận tín hiệu để thu thập các tín hiệu được phát ra từ cáp. Với kiểu xác định vị trí cáp này, sẽ xuất hiện dòng điện trong cáp cần dò tìm, và dòng điện này được tạo ra theo một trong 3 cách nối: tính dẫn điện (trực tiếp), kìm cảm biến hoặc cảm ứng.

Xác định vị trí theo phương pháp dẫn điện

        Phương pháp kết nối hiệu quả nhất để dò tìm là đưa dòng điện vào dây dẫn, hay còn gọi là kết nối trực tiếp, bởi khi đó sẽ tạo ra tín hiệu mạnh nhất khi so với hai phương pháp còn lại, do đó sẽ giúp đưa ra kết quả về vị trí chính xác nhất. Và đây chính là tên của phương pháp, các cần tìm kiếm được xác định thông qua kết nối trực tiếp, giúp tập trung tín hiệu truyền được tạo ra bởi bộ tạo tần số âm thanh trên chính cáp cần tìm kiếm. Đối với phương pháp này, đầu tiên sẽ nối kẹp mầu đỏ với cáp thử nghiệm để đảm bảo tạo ra điểm dẫn điện tốt. Sau đó nên định vị cọc nối đất vuông góc với tuyến cáp.

Hinh 2

      Cọc nối đất được đóng sau vào đất để làm tăng bề mặt tiếp xúc với đất. Cần cẩn thận thực hiện việc nối đất phù hợp vì cường độ tín hiệu phụ thuộc vào việc này. Tiếp theo, kết nối kẹp cáp mầu đen với cọc tiếp đất, giúp tạo ra mạch điện hoàn chỉnh (khép kín) và bắt đầu bơm dòng điện vào cáp cần xác định vị trí. Tín hiệu phát ra sẽ đi từ bộ phát, và nó sẽ yếu hơn khi chạy dọc cáp và rò vào trong đất. Cùng với việc bơm dòng này, một điểm quan trọng đó là điều chỉnh tần số hợp lý.

Hinh3

      Việc chọn tần số phụ thuộc vào các điều kiện xác định vị trí. Trường hợp tốt nhất, với sơ đồ đấu nối phù hợp và các điều kiện đất thuận lợi, khi đó sử dụng tần số thấp nhất, thì tần số càng thấp thì dòng điện đi được xa nhất và sự rò tín hiệu sang các đối tượng khác sẽ nhỏ hơn.

Hinh 4

       Nếu tăng tần số, dòng điện sẽ đi được khoảng cách ngăn hơn do sự rò dòng điện nhanh hơn, và kết quả xác định vị trí sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Hinh 5

       Do đó, trong hầu hết các trường hợp đều bắt đầu với giá trị tần số thấp nhất có thể và tăng dần tần số lên mức cần thiết.

Hinh 6

      Nếu các điều kiện để xác định vị trí không được tốt, kết nối với dây dẫn kém, các phần tử không có tính dẫn, hoen rỉ, hoặc các trở ngại khác dối với dòng điện, khi đó sẽ  phải sử dụng các giá trị tần số cao hơn để có thể vượt qua các trở ngại này.

     Tuy nhiên, phương pháp kết nối thanh dẫn không thể luôn thuận lợi hoặc có thể sử dụng, ví dụ, trong trường hợp khó tiếp cận với cáp cần xác định vị trí.

Kẹp đo cảm ứng

      Phương pháp kẹp đo cảm ứng thì dòng điện tạo ra sẽ nhỏ hơn, nhưng công nghệ này không phải là giải pháp phù hợp nếu đối tượng cáp cần phải tiếp cận bị hạn chế.

Hinh 7

Kiểu kết nối này, chúng ta nên sử dụng một kẹp xung quanh cáp cần xác định vị trí, có thể tìm điểm kẹp gần toàn các tòa nhà hoặc các cọc liên quan; trong một số trường hợp để sử dụng kẹp này, chúng ta phải đào đất xung quanh cáp.

Hinh 8

        Cần sử dụng ít nhất một kẹp thanh dẫn, tuy nhiên việc sử dụng các kẹp ở hai đầu sẽ cho các kết quả xác định vị trí tốt hơn. Và hai đầu của cáp cần xác định nên được nối đất trong trường hợp tín hiệu quá thấp (giá trị nhỏ) để xác định vị trí. Trường hợp, một đầu cáp được nối đất, nên nối xa khu vực cáp cần xác định. Nếu không, tín hiệu truyền tới điểm tiếp đất sẽ diễn ra.

Hinh 9

       Xác định vị trí cáp bằng cảm ứng được thực hiện với sự trợ giúp của bộ phát. Khi gần với cáp được xác định, thi cần đảm bảo thiết bị truyền tín hiệu trên mặt đất bao trùm cáp cần xác định. Nếu đặt sai bị trí thiết bị phát, tín hiệu có thể không đủ mạnh để ghi nhận. Anten của bộ phát sẽ cảm ứng dòng điện trên cáp. Khi di chuyển xa bộ phát khoảng 5-6m và sử dụng một bộ thu để xác định cáp; nếu càng gần bộ phát, thì tín hiệu tiếp nhận của anten càng lớn đối khi gần cáp cần xác định.

      Vấn đề gặp phải của phương pháp này đó là tín hiệu tạo ra có thể yếu hơn so với các phương pháp kìm cảm ứng, và kết nối trực tiếp. Ngoài ra, có các công trình khác gần với các cáp cần xác định sẽ làm cho tín hiệu thu nhận bị ảnh hưởng và làm cho phương pháp này trở nên khó khăn hơn. Có nghĩa, nó chỉ nhạy đối với việc xác định vị trí theo cách cảm ứng và nếu có hai đối tượng cần xác định vị trí cùng hoạt động thì không thể hoạt áp dụng được phương pháp này.

Các phương pháp xác định vị trí chủ động có thể sử dụng để xác định vị trí của các ống dẫn kim loại.

 

Xác định vị trí thụ động

Hinh 10

       Phương pháp xác định vị trí cáp thụ động được sử dụng khi cáp cần xác định đã được nạp điện, và khi đó không cần sử dụng bộ tạo tín hiệu.

      Để xác định cáp có mang dòng điện, ví dụ, cáp điện lực, chúng ta có thể sử dụng phương pháp xác định vị trí thụ động. Trong phương pháp này, cáp trong mạng phân phối cần xác định phải đang mang dòng điện. Sự khó khăn của phương pháp này đó là không thể sử dụng nếu cáp không mang điện. Và dòng tải của cáp cũng sẽ ảnh hưởng tới độ mạnh, yếu của tín hiệu, yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới quá trình xác định vị trí. Vì thế, chúng ta nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này, và chỉ dụng khi bạn không thể sử dụng phương pháp xác định vị trí chủ động ở phần trên.

Ứng dụng liên quan

backtotop
xc-nh-nh-v-tr-cp-ngm-cc-cng-ngh-c-bn-safenergy-i-din-moxa-ti-vit-nam