Nhà phân phối của Moxa tại Việt Nam - Thiết bị truyền thông công nghiệp - Tự động hóa Ứng dụng Giải pháp ngành điện Thử nghiệm cao cáp cho cáp lực (Phần 2)
AC DC Hipot Testers
Thực tế các điều kiện thử nghiệm cáp ngày nay yêu cầu tính cơ động cho việc chọn lựa phương pháp thử nghiệm cao áp, do đó KEP đưa ra các hệ thống thử nghiệm có tính di động với tên ACDC HVT-70/50 cho thử nghiệm cao áp, gồm bộ cao áp với cách điện dầu và bộ HVTS-70/50 với bộ cao áp cách điện SF6.
Các thiết bị thử nghiệm cao áp của KEP như HVT-70/50 và HVTS-70/50 thực hiện với thử nghiệm DC cho cáp điện (IEC 60502-2) với điện áp lên tới 70kV, và các phụ kiện cáp (IEC 61442) với điện áp thử nghiệm AC lên tới 50kV tần số 50Hz, cho các đối tượng là máy cắt, recloser, sứ cách điện, các thiết bị phóng (xả) điện áp cao (chống sét), thanh cái và các vật liệu cách đện có điện dung thấp.
Đặc điểm chính của các bộ thử nghiệm cao áp AC DC HVT-70/50 và HVTS-70/50:
Thử nghiệm VLF
Thử nghiệm cáp bằng phương pháp sử dụng tần số rất thấp (VLF-very low frequency) là loại thử nghiệm điện áp cao AC với tần số tf 0.01 tới 1.0 Hz. Do giảm tần số xuống thấp, nên so với thử nghiệm cao áp AC với tần số công nghiệp 50Hz hay 60Hz, nên thiết bị VLF nhỏ hơn nhiểu so với thiết bị thử nghiệm AC thông thường, và vì thế có thể dễ dàng sử dụng tại hiện trường.
Các thông số thử nghiệm cao áp bằng phương pháp VLF
Các dạng sóng điển hình trong thử nghiệm VLF là các sóng sin, sóng vuông, sóng chữ nhật-cos, Với sóng sin hoặc điện áp dang sin là giống nhau với cung điện áp AC. Với ba dạng sóng trên, sóng sin được coi là hiệu quả nhất cho việc thử nghiệm cáp với tốc độ nhanh nhất để ra kết quả trong khoảng thời gian thử nghiệm ngắn.
Các qui định hướng dẫn trong tiêu chuẩn IEEE 400.2, điện áp thử nghiệm thường cao gấp 2 đến 3 lần điện áp pha-đất làm việc của cáp. Với thử nghiệm bảo dưỡng sẽ được thực hiện trên các cáp đang vận hành, nên điện áp khuyến cáo sử dụng bằng 80% điện áp sử dụng khi thử nghiệm lắp đặt hoặc nghiệm thu. Nếu có yêu cầu thực hiện vài chu kỳ thử nghiệm, có thể giảm điện áp thử nghiệm đi 20%. Bảng bên dưới là các điện áp trong tiêu chuẩn IEEE 400.2 khuyến nghị sử dụng cho các cáp điện áp 5 đến 35kV với điện áp thử dạng sóng sin.
Điện áp thử nghiệm VLF cho các cáp trung thế
Thời gian thử nghiệm khuyến nghị là 60 phút tại tần số 0.1Hz cho các cáp mới, và 30 phút tại tần số 0.1Hz đối với cáp đang vận hành; Thời gian thử nghiệm chịu đựng khi thử nghiệm bảo dưỡng nên kéo dài 60 phút tại tần số 0.1Hz nếu có yêu cầu đặc biệt quan trọng.
Phương pháp thử nghiệm VLF
Thử nghiệm VLF được thực hiện với cáp không mang điện, cáp đặt trong tình trạng thử nghiệm nên được ngắt kết nối với hệ thống điện, và được nối đất phù hợp. Thiết bị VLF được kết nối với cáp khi thử nghiệm và được cài đặt với điện áp thử nghiệm yêu cầu theo hướng dẫn.
Nếu các cáp khi thử nghiệm vượt qua thử nghiệm VLF, điện áp nên được giảm về 0, cáp được thử nghiệm và thiết bị VLF phải được xả, cáp phải được nối đất.
Nếu các cáp được thử nghiệm không đạt kết quả, cần đưa điện áp thử về 0. Thiết bị thử nghiệm VLF được ngắt khỏi cáp và xả, cáp phải được nối đất. Sau đó, khi các lỗi của cáp được phát hiện và xác định vị trí bằng các thiết bị xác định vị trí cáp, được sửa chữa, hoặc thay thế các đoạn cụ thể.
Ưu và nhược điểm của thử nghiệm cáp bằng phương pháp VLF
Các ưu điểm của phương pháp thử nghiệm VLF:
Đồng thời, các khó khăn khi sử dụng thử nghiệm VLF cao áp:
Tổng kết lại, với phương pháp thử nghiệm cáp VLF sẽ thử nghiệm các cáp đã bị hư hỏng nhẹ cấu trúc, và phương pháp này không làm ảnh hưởng thêm đối với các hư hỏng đó. Vì thế, thử nghiệm điện áp cáo VLF được thực hiện với các điện áp sin để đáp ứng tốt nhất cho mục đích thử nghiệm khi xác định và loại bỏ các hư hỏng trong cách điện mà không ảnh hưởng tới các phần còn tốt.
VLF-60 AC của KEP
Thiết bị thử nghiệm cách điện cáp VLF-60 của KEP là bộ thiết bị thử nghiệm điện áp cao với tần số rất thấp để đảm bảo thử nghiệm hiệu quả và xác định các hư hỏng đối với cáp trung thế.
10.1 Tái hiện (Playback) Đây là một cung cụ của Elipse Power để phân tích những sự kiện xảy ra, cho phép người sử dụng xem, […]
Những yêu cầu đối với mạng Ethernet trong tự động hóa trạm biến áp (Phần 2) Nguồn: Moxa’s Website Kiến trúc mạng Dự phòng và thời […]
Một phương pháp khác để định vị sự cố cáp ngầm là phản hồi miền thời gian (TDR), phương pháp này có một số dạng như […]
th-nghim-cao-cp-cho-cp-lc-phn-2-safenergy-i-din-moxa-ti-vit-nam