Giới thiệu về định vị sự cố cáp ngầm (Phần 1)

Định vị sự cố cáp ngầm là một thách thức không nhỏ ngay cả khi có một số kỹ thuật và công cụ hỗ trợ trong các sự cố cáp ngầm. Hầu hết các vấn đề xảy ra do không phân tích đúng các kết quả kiểm tra và sau đó lựa chọn sai công cụ để xử lý tác vụ, và đặc biệt tốn rất nhiều thời gian để xử lý một công việc trong quá trình.

Các thách thức trong định vị sự cố cáp ngầm có thể được tối giảm đáng kể bằng cách hiểu rõ về các kỹ thuật và thiết bị có thể sử dụng. Kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình xác định sự cố cáp sẽ giúp phân tích đúng kết quả và lựa chọn chính xác các công cụ và kỹ thuật phù hợp nhất cho các tác vụ.


Hình 1. Các thiết bị định vị sự cố cáp ngầm

1.Đốt cáp

Một trong nhưng kỹ thuật lâu đời và phổ biến nhất là công nghệ phóng điện điện dung hay còn được biết dưới tên “đốt cáp”. Trong thực tiễn, công nghệ này rất dễ hiểu và đơn giản. Bản chất, một thiết bị phát điện áp cao sẽ tạo ra một sóng điện áp cao trên đoạn cáp có sự cố. Sóng năng lượng này sẽ chạy dọc theo sợi cáp. Khi sóng này tới khu vực có sự cố cáp, năng lượng được truyền đi sẽ phóng qua các khe hở tại vị trí lỗi (hư hại) và xả toàn bộ năng lượng qua vị trí hư hỏng cách điện. Tất cả các dòng sự cố sau đó sẽ truyền trở lại qua chỗ chạm đất hoặc lớp vỏ cáp về máy phát sóng xung, và được triệt tiêu an toàn thông qua tiếp địa.

Nếu một điện áp tới vài nghìn vôn được đặt vào sợi cáp, và tất cả các dòng điện được xả qua khe hở hoặc chỗ cáp hư hỏng, nó sẽ tạo ra một vụ nổ nhỏ. Do xảy ra dưới đất, vụ nổ nhỏ này sẽ tạo ra một sóng âm thanh đi qua các lớp đất. Kết quả là một tiếng đập mạnh có thể được nghe thấy trên mặt đất. Để định vị sự cố cáp ngầm, nhân viên sửa chữa phải đi dọc theo mặt đất để nghe tiếng động này. Khi vị trí sự cố được xác định, nhân viên vận hành có thể tiến hành khắc phục sự cố.


                                         Hình 2. Phóng điện điện dung

Ưu và nhược điểm của phương pháp (đốt) cáp

Ưu điểm của kỹ thuật phóng điện tụ là phương pháp đơn giản và xác định vị trí rất chính xác, chỉ cần đòi hỏi quá trình đào tạo tối thiểu, đặc biệt tập trung đào tạo về an toàn, sử dụng và điều khiển các chế độ đúng cách.

Điểm yếu của kỹ thuật này là mất nhiều thời gian và có thể có sai số lớn nếu sử dụng không đúng phương pháp. Trong một số trường hợp, có thể tốn tới vài giờ thậm chí vài ngày để đi dọc theo tuyến cáp nhằm xác định vị trí sự cố. Trong suốt thời gian này, cáp điện phải chịu một sóng điện áp cao liên tục dẫn tới có khả năng tuyến cáp sẽ tiếp tục bị lỗi tại vị trí khác. Do đó, kỹ thuật này có thể tác động xấu tới cáp ngầm.

Để giảm áp lực lên cáp trong quá trình kiểm tra, công nghệ (đốt) thường được kết hợp với xung phản hồi.

(còn tiếp)

Ứng dụng liên quan

backtotop
gii-thiu-v-nh-v-s-c-cp-ngm-phn-1-safenergy-i-din-moxa-ti-vit-nam