An ninh mạng: mạng S.M.A.R.T từ nhà tới nơi làm việc

moxa-cybersecurity-get-smart-from-home-to-the-workplace

Cuộc đại dịch gần đây đã thay đổi các cách thức tương tác thường ngày một cách mãnh liệt, biến các hoạt động trực tiếp trở nên xa vời, thế nhưng các cuộc gặp dựa trên nền tảng số đã trở thành trung tâm giải quyết vấn đề này. Từ việc phải làm việc từ xa đến giãn cách xã hội, các ngành công nghiệp đang thích nghi nhanh chóng với trạng thái bình thường mới. Các nhà máy cũng không ngoại lệ và hiện đang thích ứng với những nhu cầu thiết yếu mới sau sự bùng nổ của COVID-19. Dưới đây là hai ví dụ về thay đổi trong các nhà máy hoạt động riêng lẻ.

  • Tăng tốc chuyển dịch sang tự động hóa: Các nhà máy dựa vào nhân công để hoạt động đang tăng tốc để chuyển dịch sang dây chuyền lắp ráp tự động với muc tiêu để giảm bớt tác động của đại dịch, do người lao động không thể đến nhà máy. Tuy nhiên, hệ thống tự động hóa yêu cầu nhiều hơn nữa các thiết bị được kết nối với Internet, và vì thế rủi ro bởi các cuộc tấn công vào hệ thống an ninh mạng tăng lên rất nhiều.
  • Mở rộng quy mô bảo mật thông tin: Trước đây, tất cả các thiết bị phục vụ sản xuất và nhân viên đều làm việc gói gọn trong khuôn khổ nhà máy, nhưng ngày nay các nhà máy được vận hành từ xa. Khi mọi người bắt đầu làm việc từ xa, hệ thống bảo mật cho nhà máy cần phải được mở rộng để bảo vệ các thiết bị, vì những thiết bị này rất dễ bị tấn công mạng khi kết nối vào Internet.

Giải quyết các rủi ro này, Jesse Ku, một chuyên gia về bảo mật cho các hệ thống điều khiển trong công nghiệp làm việc tại Moxa, trước đó cũng đã làm việc cho hệ thống an ninh quốc gia, và đã được chứng nhận IEC 62443. Anh đưa ra 5 điểm “S.M.A.R.T” cho chiến lược an toàn thông tin:

  • Kiểm tra tất cả những thứ bạn muốn bảo vệ (Scan what you want to secure): Trong lĩnh vực bảo mật, phương thức thông dụng nhất để năng cao bảo mật là năng cao hiệu quả bảo vệ. Bằng cách thưởng xuyên quét máy tính và thiết bị sản xuất trong nhà máy với phần mềm diệt virus để loại mã độc, phần mềm độc hại, nguy cơ về dừng hoạt động không mong muốn có thể giảm đáng kể. Làm việc từ xa ngày càng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, tuyến phòng thủ đầu tiên này phải được mở rộng để bao phủ bất kỳ thiết bị nào được sử dụng từ xa.
  • Quản lý kiến trúc bảo mật (Manage security architecture): Điều cần thiết là các mạng trong nhà máy phải ổn định và dễ quản lý. Khái niệm bảo vệ theo chiều sâu được yêu thích bởi các chuyên gia an toàn thông tin, nó hỗ trợ nhiều giao thức bảo vệ đa lớp, thường bị bỏ qua do tính phức tạp của nó. Tuy nhiên, các nhà máy bắt đầu đầu tư mạnh vào tự động hóa, quản lý bảo mật, ví dụ như các mạng phân đoạn thường liên quan đến việc thiết lập giữa Firewall và thiết bị tự động hóa, trung tâm quản lý, trở nên cần thiết. Trong yêu cầu gia tăng bảo mật của bất kỳ thiết bị thông tin nào, các giao thức của chúng nên được thực hiện nhanh chóng.
  • Tăng tốc việc vá lỗi (Accelerate patching): Trước đây, có hai nguyên tắc chỉ đạo chính để vận hành nhà máy: đảm bảo an toàn cho con người và duy trì sản xuất ổn định. Và không may, các bản cập nhật phần mềm do các nhà sản xuất thiết bị cung cấp thường bị bỏ qua nếu thiết bị sản xuất vẫn hoạt động. Sự giám sát này trong việc vá lỗi bảo mật có thể gây ra hậu quả thảm khốc vì phần mềm vẫn dễ bị tấn công và cho phép vi phạm an ninh mạng. Theo một báo cáo của Trend Micro [1], kể từ năm 2014, các vi phạm an ninh mạng liên quan đến cách thức lưu trữ thông tin trong thiết bị điều khiển công nghiệp đã gia tăng đáng kể. Điều quan trọng là phải luôn ghi nhớ rằng các lỗ hổng phần mềm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu chúng không được xử lý ngay lập tức.
  • Bảo mật kiểm soát từ xa (Remote control security): Khi làm việc tại nhà trở nên bình thường, việc kết nối từ xa máy tính gia đình với máy chủ của công ty diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, điều này gây ra những lo ngại đáng kể về an ninh mạng. Do đó, các cơ chế xác thực và bảo mật kết nối, chẳng hạn như ủy quyền đa yếu tố (MFA- multi-factor authorization) và xác thực người dùng, nên được triển khai để giảm đáng kể nguy cơ tấn công mạng
  • Hướng dẫn mọi người (Teach everyone): Mạng an toàn nhất đòi hỏi sự tham gia của mỗi cá nhân truy cập mạng. Bằng cách đào tạo mọi người về tầm quan trọng của an ninh mạng thông qua các khóa đào tạo thích hợp, lý do đằng sau các quyết định và những thay đổi liên quan đối với các giao thức, sẽ làm tăng cơ hội thành công của chính sách bảo mật. Hơn nữa, được trang bị với sự hiểu biết đầy đủ về những thay đổi sắp tới, nhân viên có thể thích ứng một cách trơn tru với khuôn khổ và quy định bảo mật mới.

Khi các công nghệ tự động hóa tiếp tục được cải thiện, bất kỳ thiết bị mạng OT cũ nào sẽ trở thành gánh nặng hơn vì thiết bị này dễ bị tấn công bởi các lỗ hổng bảo mật hơn nhiều. Thật không may, những lỗ hổng bảo mật này cùng với việc thiếu đào tạo về bảo mật cho nhân viên nhà máy đã khiến các nhà máy dễ bị tấn công bởi mã độc. Vào tháng 6 năm 2020, một máy chủ của nhà sản xuất ô tô Honda, đã bị tấn công mạng. Cuộc tấn công đã đóng cửa nhiều nhà máy của công ty đặt tại các quốc gia khác nhau. Hàng nghìn nhân viên đã phải về nhà và chờ hệ thống hoạt động trở lại. Một ví dụ khác là Norsk Hydro, công ty hàng đầu toàn cầu về sản xuất nhôm, cũng bị tấn công bằng phần mềm độc hại vào năm 2019, dẫn đến việc chuyển đổi khẩn cấp từ hoạt động tự động sang thủ công tại dây chuyền sản xuất chính. Norsk Hydro đã mất hơn một tuần để hoạt động sản xuất của họ trở lại công suất bình thường, gây thiệt hại ước tính hơn 75 triệu USD.

Khi các nhà máy dần trở nên tự động hơn và thông minh hơn, điều cần thiết là phải thực hiện xem xét cẩn thận chiến lược bảo mật hiện tại của họ. Đại dịch đã thay đổi không chỉ các chuẩn mực xã hội của chúng ta mà còn cả cách chúng ta làm việc. Khi làm việc từ xa trở thành tiêu chuẩn mới, tương lai của an ninh mạng sẽ là biên giới mới và quan trọng đối với mọi nhà quản lý của một nhà máy thông minh.

Tham khảo bài viết gốc tại: https://www.moxa.com/en/articles/cybersecurity-get-smart-from-home-to-the-workplace

backtotop
an-ninh-mng-mng-s-m-a-r-t-t-nh-ti-ni-lm-vic-safenergy-i-din-moxa-ti-vit-nam