Nguồn: Moxa’s website
Quy hoạch và triển khai hệ thống mạng Wi-Fi có thể là nhiệm vụ khó khăn đối với hầu hết các vận hành viên. Kỹ sư mạng cần lựa chọn cần thận thiết bị mạng, quy hoạch các điểm, bố trí thiết bị, cài đặt các thông số mạng tối ưu và thường xuyên điều chỉnh các thông số mạng để có được hiệu quả hoạt động tốt nhất. Trong bối cảnh số lượng các thiết bị đang tăng dần lên theo cấp số nhân thì yêu cầu kết nối liên tục tới hệ thống mạng công nghiệp là một thách thức mà các chuyên gia IT đang phải đối mặt hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận 4 bước có thể sử dụng để quy hoạch và triển khai một hệ thống mạng Wi-Fi có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe về truyền thông trong công nghiệp.
Dành thời gian khảo sát kỹ càng hiện trường. Ví dụ: tiến hành đo đạc, xác định các trở ngại và yếu tố gây nhiễu Wi-Fi và quyết định các điểm cài đặt thiết bị mạng. Nếu bạn không thể trực tiếp khảo sát hiện trường và chỉ dựa vào bản đồ, cần đảm bảo rằng bản đồ đó là chính xác. Việc này sẽ giúp hiểu rõ hơn cấu trúc hệ thống mạng và các yêu cầu.
Sử dụng thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát hiện trường để lên thiết kế cho hệ thống mạng và xây dựng kế hoạch bao gồm: phạm vi và dung lượng hệ thống mạng, số lượng và các loại AP và nhiều thứ khác. Lập kế hoạch chi tiết trước khi triển khai hệ thống mạng sẽ gúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Theo bản thiết kế mạng và kế hoạch triển khai đã lập trước đó, tiến hành bố trí thiết bị mạng và xây dựng hệ thống Wi-Fi sao cho độ phủ sóng lớn nhất và tránh các điểm mù. Ví dụ, đảm bảo tín hiệu AP không bị cản trở bởi cột trụ, giá kệ hay thiết bị công nghiệp. Để kết nối liên tục cho các máy khách được tích hợp trong các thiết bị thường xuyên di động, cần đảm bảo thời gian chuyển đổi giữa các AP là tối thiểu.
Hệ thống Wi-Fi đòi hỏi giám sát và điều chỉnh liên tục để đạt hiệu suất hoạt động như yêu cầu. Hơn nữa, các hệ thống mới mà vận hành trong cùng không gian với các hệ thống con được kết nối tới hệ thống mạng có thể làm chậm tốc độ mạng. Nhiễu Wi-Fi trong hệ thống mạng sẽ gia tăng đáng kể trong quá trình mở rộng hệ thống mạng để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất. Bạn sẽ cần bổ sung các thiết bị Wi-Fi vào hệ thống hiện hữu và cấu hình chúng hoặc bố trí hệ thống mạng con mới để đáp ứng yêu cầu kết nối liên tục.
Bạn có thể giảm thiểu đáng kể thời gian và công sức bằng cách sử dụng cá công cụ hỗ trợ công nghệ cấu hình thiết bị Wi-Fi tự động như Wi-Fi Protected Setup (WPS) và Auto Channel Function. Tự động cấu hình thiết bị Wi-Fi cũng giúp giảm thiểu những lỗi sai do con người gây ra trong quá tình cấu hình thủ công một lượng lớn các thiết bị. Tuy nhiên, các thiết bị bảo mật và hệ thống mạng Wi-Fi khi cấu hình/dự phòng tự động các thiết bị là vấn đề chính cần quan tâm.
Công nghệ AeroMag của Moxa hỗ trợ các cài đặt Wi-Fi cơ bản của thiết bị, giảm thiểu đáng kể công sức khi triển khai hệ thống mạng. AeroMag là công cụ hữu ích trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống mạng. Khi bạn cấu hình các thiết bị mạng, AeroMag sẽ thiết lập các kết nối Wi-Fi một cách chính xác chỉ trong một bước. Trong suốt quá trình cài đặt, AeroMag đơn giản hóa hoạt động của mạng bằng cách phân tích môi trường hoặt động hiện tại nhằm tối ưu hóa các kênh sử dụng. Dưới góc độ bảo trì, AP/client mới có thể được lắp đặt bổ sung vào cấu trúc AeroMag mà không cần cấu hình bổ sung. Đề ngăn chặn các thiết bị truy cập trái phép vào hệ thống, AeroMag cung cấp cấp tính năng Lock Down giúp khóa cấu trúc mạng.
AeroMag được tích hợp trong AWK-3131A và AWK-4131A khi chúng đóng vai trò là access point và trong AWK-1137C khi chúng đóng vai trò là client.AWK-1137C AeroMag Client | AWK-3131A AeroMag AP | AWK-4131A AeroMag AP |
Dữ liệu được truyền qua không khí bằng sóng điện từ (Electromagnetic-EM), được hình thành do một dòng điện thay đổi hướng rất nhanh trên vật liệu dẫn điện. Sự dao động nhanh của các điện tử và từ trường xung quanh một dây dẫn tạo ra sóng điện từ trường trong không khí (nhìn hình minh họa bên). Để cho dòng điện phát bức xạ ra trong không khí trong dạng của sóng điện từ, một vài yếu tố mang tính quyết định; là: độ dài của dây dẫn và tần số của dòng điện xoay chiều. Tần số càng cao sẽ giảm các yêu cầu về chiều dài đối với dây dẫn.
Một antenna (thường gọi antenna) là một vật dẫn được thiết kế để truyền và/hoặc nhận sóng điện từ trong kết nối không dây.
Kích thước (hoặc chiều dài) của antenna sẽ tương ứng với tần số truyền/nhận mong muốn.
Mọi cấu trúc radio bao gồm 2 thành phần chính:
Sóng điện từ được phát ra từ một bộ phát và đi tới một bộ thu. Bộ phát mã hóa âm thanh, video, và dữ liệu trên một sóng hình sin, và truyền nó qua sóng radio. Bộ thu nhận một sóng radio và giải mã những sóng đó để lấy ra thông tin. Cả bộ phát và bộ thu đều sử dụng antenna để phát và bắt các tín hiệu radio. Hình bên dưới là ví dụ của cấu trúc hệ thống và sơ đồ khối của một thiết bị radio theo chuẩn IEEE 802.11a. Chúng ta có thể thấy bộ phát và bộ thu ở trong cùng một thiết bị. Phần cao hơn, từ phía antenna (bên trái) đi đến luồng dữ liệu (bên phải), chỉ ra cách tín hiệu radio truyền luồng dữ liệu thông qua một bộ thu và một số khối chức năng, trong khi phần dưới mô tả việc truyền dữ liệu như thế nào. Một bộ dồn kênh được dùng để chọn cách thức truyền hoặc nhận dữ liệu.
Các sóng điện từ lan truyền xuyên qua không khí, và khi vượt qua các chướng ngạy vật khác nhau chúng sẽ thay đổi hình dáng theo đó.
Sự nhiễu xạ
Độ mạnh tín hiệu giảm đi sau khi vượt qua các nhiễu xạ. Các chướng ngại gây nhiễu xạ thường có góc cạnh như góc cạnh của một tòa nhà. Khi sóng điện từ gặp một chướng ngại vật với những góc cạnh mà không thể xuyên qua, sóng điện từ bao xung quanh chướng ngại vật để đến được bộ thu.
Sự tán xạ
Khi sóng điện từ gặp nhiều chướng ngại vật nhỏ (nhỏ hơn so với độ dài bước sóng của tín hiệu), sóng điện từ sẽ phân tán thành nhiều sóng phản xạ nhỏ và làm hỏng tín hiệu chính, và điều này gây giảm chất lượng hoặc thậm chí hỏng liên kết. Những trở ngại như vậy bao gồm các bề mặt thô, đá, cát, bụi, lá cây, đèn đường,.v.v.
Phản xạ
Khi một sóng điện từ chạy tới một vật cản lớn như mặt đất, bức tường, hoặc tòa nhà, chúng phản xạ và làm thay đổi hướng, pha. Nếu bề mặt phản xạ phẳng, tín hiệu phản xạ sẽ giống sóng ban tới bề mặt là không bị phân tán.
Tất cả các hiện tượng thu được ở trên trong nhiều kênh lan truyền, không phải tất cả tín hiệu đều đến antenna của bộ thu cùng lúc, do gặp phải chướng ngại vật và làm thay đổi đường đi của tín hiệu. Dù bạn thiết lập ứng dụng ngoài trời hay trong nhà, đa đường truyền có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng tín hiệu nhận được. Bởi vì các tín hiệu trễ gây hủy hoại đến tín hiệu chính. Các vấn đề về đa đường thường có thể được bù bởi nhiều dạng antenna ứng với các mức tần số radio và/hoặc bởi OFDM ở dải cơ bản.
Hệ nhiều vào nhiều ra
MIMO (Multiple Input/Multiple Output-nhiều đầu vào/nhiều đầu ra) là công nghệ sử dụng nhiều bộ phát và thu (với nhiều antenna) để nâng cao khả năng của kết nối không dây. Các chữ cái sau được miêu tả như một hệ thống radio: M = Nhiều; S = đơn; I = đầu vào; O = đầu ra. M, S, I và O liên quan đến những gì được thực hiện trong không khí, không phải thiết bị. Ví dụ, đối với một hệ thống radio nhiều đầu vào nhiều đầu ra, MI (nhiều đầu vào) có nghĩa nhiều bộ truyền gửi nhiều luồng dữ liệu vào không trung. MO (nhiều đầu ra) nghĩa là nhiều bộ thu nhận được nhiều luồng dữ liệu từ không trung. Lưu ý rằng, các đầu vào và đầu ra tương ứng với các kênh radio phát thanh mang tín hiệu, không phải để các thiết bị với antenna.
Khi nhiều bộ phát và nhiều bộ thu được sử dụng, những luồng dữ liệu có thể được gửi đồng thời, sẽ làm tăng tốc độ truyền. Thêm nữa, nhiều bộ thu cho phép độ phủ sóng lớn hơn và khoảng cách truyền giữa các thiết bị xa hơn. Chuẩn IEEE 802.11n sử dụng hệ nhiều vào nhiều ra MIMO để tăng tốc độ đến 100 Mbps và hơn nữa. Công nghệ MIMO thường xuyên được sử dụng trong LTE hoặc các chuẩn không dây khác.
Công suất tín hiệu
Tín hiệu radio truyền ở một mức công suất nhất định, với công suất đo bằng watt. Tuy nhiên công suất của một WLAN thường khoảng mW. Một điểm truy cập không dây AP thương mại, công suất truyền khoảng 30 đến 100mW, và bộ tiếp hợp không dây khoảng 50mW. Các ứng dụng nhất định yêu cầu công suất truyền cao hơn (hoặc công suất Tx) và có thể cố gắng sử dụng công suất cao hơn hoặc mô đun đặc chế công suất cao hơn để khuếch đại công suất truyền. Tuy nhiên, việc này phải thực hiện với những điểm lưu ý như; khuếch đại công suất có thể khiến cho hệ thống vượt quá mức quy định phát xạ sóng radio của quốc gia đó (ví dụ: quy định FCC).
Mức công suất đo cỡ mW là khó dựa trên toán học khi mức công suất vô cùng nhỏ tại bộ nhận tín hiệu. Do đó, thay vì việc sử dụng giá trị tuyệt đối mW, chúng ta chuyển nó sang dBm. Đơn vị của dBm trong biểu diễn logarit của mW. Sự chuyển đổi giống như sau:
dBm là đơn vị tuyệt đối và thứ nguyên là mW. Ở đó 0 dBm bằng 1mW. Đơn vị dBm được sử dụng cho đo lường của công suất tuyệt đối. Bằng cách so sánh, decibel (dB) là một đơn vị thứ nguyên, dùng để định lượng tỷ lệ giữa hai giá trị. Nói tóm lại, khi tăng 3 dB biểu diễn cho việc tăng gần gấp đôi công suất, trong khi đó giảm 3 dB nghĩa là công suất giảm đi một nửa. Dưới đây là bảng chuyển đổi nhanh giữa hai đơn vị:
Công truyền và độ nhậy khi nhận tín hiệu
Khi một tín hiệu radio được truyền trong không khí, nó sẽ bị suy giảm cường độ tín hiệu, và được gọi là suy giảm khi truyền trong không khí. Do đó, khi đánh giá một hệ thống không dây, người ta cần phải đánh giá được mức công suất tín hiệu ở cuối bộ phát và bộ thu. Công suất tín hiệu nhận được sẽ không thể yếu quá vì có thể mất kết nối, hoặc quá mạnh gây bão hòa bộ phận khuếch đại của bộ thu.
Những mối quan tâm này yêu cầu cho sự xác định nguồn năng lượng của hệ thống không dây. Ngân sách năng lượng được dự tính sẽ cho ra một ý tưởng và giải pháp mở rộng liên kết không dây mà không mất kết nối. Lưu ý rằng, những tính toán sau đây là những ước tính lý thuyết và không có nghĩa là khoảng cách truyền thông được đảm bảo theo công thức. Công thức này dựa trên công thức Friis và ý tưởng của “suy hao truyền dẫn không gian tự do”. Công thức truyền Friis cho phép chúng ta tính toán công suất nhận được (Pr) , khi biết công suất phát xạ Pt. Công thức truyền dẫn Friis cho rằng đúng khi cả hai antenna đẳng hướng, và “suy hao truyền dẫn không gian tự do” ngụ ý rằng không có đối tượng nào xuất hiện ở giữa và làm ảnh hưởng đến sự truyền tín hiệu. Công thức lý thuyết có thể biểu diễn:
Trong đó Gt và Gr là độ khuếch đại của antenna truyền và nhận, λ là độ dài bước sóng, và R là khoảng cách từ thiết bị radio.
Với λ=c/F, trong đó c là tốc độ ánh sáng(3x108 m/s) và F là tần số đơn vị Hz, chúng ta có thể đơn giản hóa công thức và biểu diễn lại khoảng cách truyền hiệu dụng (tính bằng km) như sau:
Trong đó: f là tần số đơn vị MHz, pt và pr đơn vị dBm, và gt và gr đơn vị dBi.
Những thông số này dễ dàng có được từ thiết kế hoặc sản phẩm mẫu. Đưa các giá trị này vào công thức trên để tính ra khoảng cách truyền hiệu quả. Trong thực tế, do tổn hao hệ thống hoặc sử dụng anten truyền và nhận dị hướng, chúng ta thường lấy kết quả lý thuyết chia cho bốn (4) để tìm được khoảng cách hợp lý hơn. Thực tế, có thể chia cho 8, hoặc lớn hơn nữa vì ảnh hưởng của các điều kiện môi trường không biết được.
Công thức trên cũng chỉ ra rằng có nhiều hơn yếu tố phức tạp sẽ ảnh hưởng khoảng cách truyền. Độ nhạy của bộ thu ở mức công suất tối thiểu phải đáp ứng với yêu cầu của bộ thu để có thể nhận dữ liệu. Độ nhạy được xác định không chỉ là công suất của antenna nhận, mà còn được thể hiện tại mô đun bộ thu nhận tín hiệu. Một điểm quan trọng cần lưu ý từ công thức ở trên là khi tăng tần số sẽ làm giảm khoảng cách truyền hiệu quả. Do đó, ở dải tần 5 GHz cho phép theo chuẩn 802.11a và 802.11n sẽ có khoảng cách truyền ngắn hơn so với dải tần 2.4 GHz cho phép 802.11b/g và 802.11n. Khi người dùng mong muốn truyền tín hiệu với khoảng cách xa nên chọn dải tần 2.4 GHz và dùng chuẩn 802.11b/g/n trong thiết kế.
Điều chế là một quá trình chuyển một tín hiệu thư điện tử bằng một hoặc nhiều hơn các thuộc tính của chu kỳ dạng sóng, được gọi là tín hiệu mang, với một tín hiệu điều chế sẽ mã hóa thông tin khi truyền đi. Hoạt động giải nén thông tin gốc mang tín hiệu từ sóng mang đã điều chế gọi là giải điều chế. Có nhiều công nghệ điều chế sóng radio RF. Đồ thị biểu diễn sự phân loại khác nhau của các công nghệ điều chế số. Công nghệ trải phổ là phương pháp cho việc truyền một tín hiệu radio qua một băng tần, nó được hiểu rộng hơn về nội dung tần số của thông tin dữ liệu gốc. Công nghệ trải phổ cung cấp các lợi ích cho kết nối an toàn, chống các nhiễu, nhiễu âm tốt hơn, và giới hạn về mật độ dao động công suất. Để đơn giản trong thảo luận, công nghệ trải phổ đề cập tới lớp vật lý của sóng radio trong tiêu chuẩn 802.11, có tên là FHSS, DSSS, và OFDM, và sẽ được thảo luận ở các phần dưới.
Trải phổ nhảy tần số (FHSS, hay FH)
Đây là một trong những kỹ thuật điều chế được sử dụng trong trải phổ tần số truyền tín hiệu. Nó được biết đến như công nghệ đa truy cập phân chia mã theo tần số FH-CDMA (Frequency-Hopping Code Division Multiple Access: FH-CDMA). Trải phổ cho phép một tín hiệu truyền qua một dải băng tần số rộng hơn băng thông tối thiểu được yêu cầu đối với thông tin tín hiệu. Bộ phát “trải” năng lượng, tập trung tín hiệu gốc trong một dải hẹp, đi qua một số kênh dải tần số với một phổ trường điện từ rộng hơn. FHSS có ưu điểm của việc cải thiện bảo mật, giảm sự can thiệp nhiễu dải hẹp, và tăng khả năng truyền tín hiệu.
Trải phổ trình tự trực tiếp (DSSS, hay DS )
DSSS (Direct Sequence Spread Spectrum) chia một luồng thông tin để truyền thành những phần nhỏ, với mỗi phần được phân bổ đến một dãy kênh qua một phổ điện từ. DSSS sinh ra một bit mẫu dự phòng cho mỗi bit được truyền. Mẫu bit này được gọi là một chip (hoặc mã chipping). Thậm chí, nếu một hoặc nhiều bit trong chip bị phá hỏng khi truyền, những công nghệ thống kê được nhúng trong sóng radio có thể khôi phục dữ liệu gốc mà không cần truyền lại. Trải phổ theo trình tự trực tiếp còn được biết như đa truy cập phân chia mã theo thứ tự (DS-CDMA). Kỹ thuật điều chế chính thức được chấp nhận và sử dụng trong các chuẩn IEEE 802.11b và IEEE 802.11g.
Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM)
OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) là lược đồ điều chế phân chia đồng thời tín hiệu số đơn lẻ thành 1000 hoặc nhiều hơn tín hiệu sóng mang. Các tín hiệu gửi đi bằng theo hướng vuông góc (góc trực giao) với nhau để chúng không gây nhiễu nhau. OFDM có khả năng vượt qua các ảnh hưởng do các hiệu ứng đa đường bằng cách sử dụng nhiều sóng mang để truyền một tín hiệu. OFDM thường sử dụng các tiêu chuẩn IEEE 802.11a hoặc IEEE 802.11g. Các tổ hợp tuyến tính hoặc phi tuyến khi truyền có thể sử dụng bằng công nghệ OFDM. Tiêu chuẩn 802.11g (tương thích với các chuẩn 802.11b trước đây) được sử dụng như bên dưới, là ví dụ cho cách thức truyền sóng theo trải phổ và sơ đồ điều chế tương ứng với các tốc độ truyền dữ liệu.
Các dải tần không kiểm soát là một phần của phổ radio có thể được sử dụng bởi bất kỳ cá nhân nào mà không cần phải đăng kí. Dải tần miễn phí được biết đến là dải tần ISM (Industrial, Scientific, and Medical-công nghiệp, khoa học, và y tế), thường được dùng rộng rãi trên thế giới cho những ứng dụng năng lượng tần số radio cho các mục đích trong công nghiệp, khoa học và mục đích y tế hoặc một số kiểu truyền thông khác. Dải tần ISM được định nghĩa bởi ITU-R trong các quy phạm điều lệ radio 5.138, 5.150 và 5.280. Có 3 dải tần ISM được dùng phổ biến là
Cách sử dụng các dải tần được chỉ định trong các phần này có thể thay đổi theo từng quốc gia khác nhau theo các qui định tần số radio quốc gia đó. Ở Mỹ, dải tần ISM sử dụng các điều luật bởi FCC (Federal Communications Commission) tại phần 18, 15 gồm các qui định cho các thiết bị truyền thông không cần đăng ký. Các quốc gia ở Châu Âu, việc sử dụng dải tần ISM được quy định bởi các các qui định của SRD (Short Range Device-thiết bị truyền sóng ngắn) được ban hành bởi ủy ban châu âu EU, dựa trên công nghệ được giới thiệu bởi CEPT và các tiêu chuẩn của ETSI.
Cơ quan quản lý có thể phân bổ một phần của dải tần radio cho truyền thông không cần đăng kí hoặc cũng có thể không thường phân bổ như dải tần ISM. Ví dụ, FCC quy định dải tần được phép và công suất cho phép lớn nhất trong những dải tần này ở Mỹ. Từ 1997, nó được thêm dải tần trong dải 5GHz theo qui định tại phần 15.407, cũng giống như các dải tần cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia không cần đăng kí (Unlicensed National Information Infrastructure: U-NII) cho ứng dụng không dây WLAN.
Ưu, nhược điểm khi sử dụng các dải tần không cần đăng ký (cấp phép)
Dải tần ISM và U-NII đều là những dải tần không cần đăng kí, và cho phép bất kì ai truyền trên những dải tần này mà không cần đăng kí với FCC hoặc các tổ chức có thẩm quyề . Tính mở của những dải tần miễn phí này cho phép phát triển hoạt động kết nối WLAN trong mảng thương mại nhỏ và gia đình. Tuy nhiên, tự do sử dụng những dải tần miễn phí đồng nghĩa có số lượng lớn người dùng không cần đăng kí có thể cùng chia sẻ băng thông. Những thiết bị loại này có thể tạo những nhiễu điện từ khi hoạt động và làm gián đoạn hoạt động truyền thông sử dụng cùng tần số, vì vậy những thiết bị này bị giới hạn những tần số nhất định. Nói chung, những thiết bị truyền thông hoạt động trong những dải tần không cần đăng kí này sẽ phải chịu những nhiễu sinh ra bởi các thiết bị khác, và nó cũng có nghĩa là người dùng không có quy định bảo vệ tránh các ảnh hưởng từ những thiết bị hoạt động trong dải tần này.
Hãy lấy băng tần 2.4GHz làm ví dụ. Trong biểu đồ bên dưới, có 3 kênh không chồng chéo với hoạt động DSSS (chuẩn IEEE 802.11b). Khi kênh liên kết được áp dụng trong IEEE 802.11n, chỉ có một kênh không chồng chéo (hoặc là kênh 3 hoặc kênh 11), có nghĩa là hoạt động của một thiết bị có thể dễ dàng gây nhiễu đối với một thiết bị khác, và ngược lại. Đó là lý do tại sao một số nhà cung cấp không vận hành với băng tần 2.4GHz. Trong các phần sau, sẽ thảo luận chỉ gồm dải tần 2.4GHz và dải tần 5GHz, bởi vì chúng được sử dụng nhiều nhất trong các ứng dụng WLAN. Ngoài tiêu chuẩn IEEE 802.11, sự cân bằng giữa 2 dải này thường được xem xét đến nhiễu (hầu như hoàn toàn đối với dải 2.4GHz) và khoảng cách (mất nhiều công suất để truyền xa ở dải tần 5GHz).
Dải tần 2.4GHz
Chuẩn 802.11b/g được sử dụng nhiều trong các tiêu chẩn mạng không dây WLAN ngày nay. Dải tần 2.4 GHz ISM được hỗ trợ bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng không phải mọi nước hỗ trợ các kênh trong cùng dải 2.4 GHz ISM, mà người dùng cần chắc chắn rằng điểm truy cập wireless có cùng một tiêu chuẩn được sử dụng tại quốc gia đó. Sau đây là biểu đồ cho thấy các kênh được hỗ trợ trong các băng tần ở dải ISM 2.4 GHz cho các lĩnh vực khác nhau. Mặc dù dải tần ISM từ 2.4 đến 2.5 GHz, chuẩn IEEE 802.11b/g chỉ sử dụng 2.400 đến 2.483,5 GHz. Một điểm không phù hợp nhỏ là do khoảng kênh và cung cấp bộ đệm để ngăn chặn công suất rò ảnh hưởng tới dải tần được đăng kí.
Dải tần 5GHz
Chuẩn 802.11a/h/j/n/ac sử dụng dải tần 5GHz. So với dải tần 2.4GHz, dải tần 5GHz được cân nhắc để có nhiều lựa chọn hợp lý hơn: một kênh đầy độ rộng dự trữ mà không chồng chéo nhau, và ít nhiễu không Wi-fi và đóng gói thông tin nhanh hơn. Tuy nhiên, mỗi quốc gia áp dụng các quy định riêng để phân bổ những kênh được phép và các mức năng lượng tối đa trong dải tần 5GHz. Những người khai thác mạng nên tham khảo ý kiến các cơ quan địa phương cũng như những quy định để có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Các bảng dưới đây là các kênh hỗ trợ dải tần 5GHz cho 3 vùng US, EU, Japan.
Dải tần 900 MHz
Khi triển khai truyền thông ở khoảng cách xa thường cho những ứng dụng công nghiệp đắt tiền, và yêu cầu tốc độ kết nối nhanh và tin cậy. Dòng AWK-3191 AP/bridge/client không chỉ giảm bớt được chi phí dây kết nối, mà còn cho người dùng sử dụng truyền thông không dây ở dải tần 900MHz với tốc độ 6Mbps với khoảng cách 30km, đây là giải pháp thay thế tuyệt vời cho các thiết bị radio sóng ngắn đắt tiền. Không giống như thiết bị kết nối điểm-điểm ở tần số 900MHz, AWK-3191 hỗ trợ cả chế độ hoạt động master/slave và AP/Client để cho phép cả kết nối điểm-điểm và điểm-nhiều diểm cho các ứng dụng, bao gồm dầu và gas, giám sát đường ống, giàn khoan ngoài khơi.
Tốc độ truyền của kết nối không dây có quan hệ với cường độ tín hiệu radio khi truyền. Việc chọn loại antenna phù hợp với môi trường ứng dụng là bước quan trọng nhất để đảm bảo một kết nối không dây tốt.
Hình bên dưới là một minh họa đơn giản của tín hiệu truyền không dây. Sau khi tín hiệu số nhận được được chuyển đổi sang dạng tín hiệu tương tự, tín hiệu sẽ được trộn, lọc, khuếch đại và cuối cùng được phát ra khí quyển. Chức năng chính của antenna là điều khiển công suất phát và dạng của công suất phát. Chương này mô tả các thông số quan trọng khi chọn antenna phù hợp cho ứng dụng của bạn, như tần số của anten, trở kháng phù hợp, tỷ số điện áp sóng đứng(VSWR), độ khuếch đại, và độ phân cực.
An ten là một bộ biến đổi, và được thiết kết để truyền và/hoặc nhận các sóng điện từ. Nó giống như bộ chuyển đổi để chuyển đổi lại giữa sóng điện từ và dòng điện. Sự khác nhau giữa thiết bị không dây là sử dụng các antenna khác nhau để hoạt động ở những tần số khác nhau và mục đích khác nhau, ví dụ một dải hoạt động mong muốn. Thông số quan trọng nhất của antenna là tần số làm việc của nó. Ví dụ, chiều dài bước sóng của antenna 2.4 GHz là quá ngắn để sử dụng theo chuẩn truyền thông IEEE 802.11a và khi sử dụng antenna với tần số không phù hợp sẽ là nguyên nhân tạo ra hiệu năng hoạt động kém cả về tần số radio và lưu lượng dữ liệu truyền thực tế.
Để truyền công suất truyền lớn nhất từ bộ biến đổi đến antenna cần trở kháng phù hợp của hệ thống antenna. Hình vẽ bên dưới mô tả hiệu ứng phản xạ khi trở kháng không phù hợp giữa 2 môi trường. Trở kháng không phù hợp sẽ là nguyên nhân làm tổn thất công suất và làm hỏng chức năng mạch do xung công suất khi có phản hồi. Bộ truyền sinh ra một trở kháng 50 ohms và cần phù hợp giữa đường truyền đến antenna để tối đa toàn bộ công suất, loại bỏ yếu tố thay đổi đường truyền theo tỷ số điện áp sóng đứng (Voltage Standing Wave Ratio-VSWR) và giảm sự tổn hao trên đường truyền.
Sự phân cực
Sự phân cực được đề cập đến hướng của các đường sức điện trường như các tín hiệu phát ra từ antenna. Kiểu đơn giản nhất và loại phổ biến nhất là sự phân cực tuyến tính. Nếu lắp đặt antenna không đúng sẽ làm giảm chất lượng tín hiệu thu. Ví dụ, một hàng antenna được sắp xếp theo phương ngang sẽ không nhận bất kỳ tín hiệu nào được gửi từ một antenna được lắp theo chiều dọc.
Tuy nhiên, khi antenna tại hướng 45° (phân cực chéo) có thể nhận tín hiệu gửi từ cả antenna dọc và ngang, nhưng cường độ tín hiệu bị giảm (dB). Việc biết độ phân cực của antenna rất quan trọng trong kết nối WLAN, để chắc chắn rằng tín hiệu được gửi và nhận với những điều kiện tối ưu nhất. Hình dưới biểu thị độ phân cực tuyến tính dọc và ngang.
Khuếch đại
Độ khuếch đại của antenna xác định theo hướng và hiệu suất điện của antenna. Nói chung, với độ khuếch đại thấp, bức xạ sẽ được phân bổ đồng đều hơn theo tất cả các hướng. Nói cách khác, một antenna với độ khuếch đại lớn sẽ phát ra bức xạ có định hướng rõ ràng hơn. Độ khuếch đại quyết định công suất khuếch đại hoặc hướng khuếch đại theo tỷ số cường độ, hoặc theo công suất trên một đơn vị bề mặt. Nói chung, khi chúng ta chọn một antenna, để có khoảng cách truyền xa, nên chọn một antenna có độ khuếch đại cao hơn. Đồng thời chúng ta chấp nhận mất đi khả năng bao phủ đẳng hướng của antenna. Với antenna nghiêng 45° (phân cực chéo), có thể nhận tín hiệu từ một antenna dọc và ngang, nhưng cường độ tín hiệu sẽ bị giảm (dB). Có thể nói rằng độ phân cực của một antenna trong kết nối WLAN tương đối quan trọng, để đảm bảo rằng những tín hiệu được gửi và nhận với các điều kiện tối ưu nhất. Hình bên dưới minh họa độ phân cực tuyến tính dọc và ngang.
Hiệu suất hoạt động của antenna có thể được cải thiện nhiều hơn từ dạng bức xạ của antenna. Dạng bức xạ của antenna là một trong 3 loại minh họa về cách thức antenna phát và nhận tín hiệu radio trong khi kết nối (xem hình bên phải).
Hình dạng bức xạ về bản chất là trường điện từ, nó gồm có một điện trường (E-Plane: mặt đứng) và từ trường (H-Plane: mặt ngang). Điện trường và từ trường lan truyền có hướng giống nhau, nhưng sự phân cực của những sóng này luôn vuông góc nhau (90°). Hình dạng bức xạ sẽ khác nhau ứng với mỗi loại antenna khác nhau. Biểu đồ E-Plane và H-Plane cung cấp cái nhìn 2 chiều về điện trường và từ trường hoạt động như thế nào cho mỗi antenna.
Độ rộng búp sóng nửa công suất
Độ rộng búp sóng nửa công suất (Half-power beamwidth- HPBW), thường được gọi là độ rộng búp sóng 3-dB, đây là góc đo được của hướng bầu sóng chính trên dạng phát xạ của antenna với độ khuếch đại (độ nhạy) bằng một nửa (hoặc -3dB) của giá trị lớn nhất. Đôi khi nó thường được gọi là FWHM (độ rộng toàn bộ của búp sóng tại nửa độ lớn nhất của nó). Sự đo lường độ rộng búp sóng 3-dB thường được dùng để xác định góc đứng và góc ngang của mỗi antenna.
Lưu ý rằng, antenna là một phần tử thụ động, có nghĩa nó không thể tăng (khuếch đại) năng lượng đầu vào bằng bất kỳ cách nào. Để đạt được những khoảng cách truyền xa hơn, nó phải nén trường năng lượng để tạo ra độ hẹp (gầy) và dài hơn.
Do đó, một antenna có độ khuếch đại cao hơn sẽ mang đến với một độ rộng búp sóng hẹp hơn.
Tỷ số áp sóng đứng
Tỷ số áp sóng đứng (voltage standing wave ratio-VSWR) là một tỷ số của điện áp lớn nhất và điện áp nhỏ nhất trên đường truyền (cáp) được sử dụng nhằm đo hiệu suất của antenna. Khi bộ phát gửi tín hiệu qua đường truyền đến antenna, một phần của tín hiệu sẽ tản ra ngoài đường truyền nếu antenna có trở kháng khác nhau, và trộn lẫn với các tín hiệu chuyển tiếp để tạo một dạng sóng điện áp đứng.
A1:1 VSWR (hoặc chỉ 1) biểu thị công suất thu được của antenna là đầy đủ (bởi vì trở kháng của antenna bằng với trở kháng trên đường truyền) và không có công suất phản xạ lại về bộ phát, nhưng cái này rất khó để đạt được. Ví dụ, một radio 50-ohm với một antenna có trở khảng 75-ohm thì theo lý thuyết VSWR là 1.5:1 so với đường truyền. Điển hình cho hệ thống antenna, một tỷ số áp sóng đứng (VSWR) của 1.2:1 có thể được cân nhắc để có thể được chấp nhận. Một tỷ số áp sóng đứng (VSWR) 2:1 thường dùng cho các hệ thống antenna, có nghĩa là sẽ làm tổn thất khoảng 10% tín hiệu truyền đi sẽ bị phản hồi từ antenna. Với tỷ số áp sóng đứng cao hơn có nghĩa là hiệu suất truyền kém hơn và có thể gây hại đến đường truyền và phá hỏng bộ phát.
Các loại antenna
Có 2 kiểu antenna cơ bản của antenna cho các sản phẩm WLAN, phân loại bằng hướng của sóng tín hiệu radio: đa hướng hoặc có định hướng.
Antenna Omni-directional - Antenna Vô hướng
Được thiết kết để phát ra tín hiệu như nhau theo tất cả các hướng 360 độ. Sử dụng loại antenna này nếu bạn cần để truyền từ một điểm trung tâm như một điểm truy cập, người sử dụng ở xung quanh khu vực. Trong một văn phòng nhỏ với 3 hoặc 4 phòng, một điểm truy cập với một antenna omni –directional có thể cung cấp đủ sóng cho tất cả các trạm không dây ở tất cả các phòng.
Antenna có hướng hoặc antenna bảng cung cấp tín hiệu tập trung hơn loại antenna đa hướng. Tín hiệu được truyền đi trong một hình bầu dục với độ rộng chùm khoảng 30 độ. Đây là loại antenna lý lưởng cho các địa điểm văn phòng. Ví dụ, một điểm truy cập với một antenna bán hướng có thể được đặt ở góc phòng, để cung cấp phạm vi nhất định cho toàn bộ chiều dài của nó. Antenna định hướng có thể dùng ở ngoài trời để cung cấp liên kết điểm-điểm trong khoảng cách ngắn hoặc cho khách hàng ở điểm cuối của mạng điểm đến đa điểm.
Cáp RF, thường gọi là cáp đồng trục, là loại cáp phổ biến được sử dụng để kết nối một bộ phát hoặc thu RF đến antenna. Lõi và lớp kim loại lưới bảo vệ đều được làm từ đồng, và lớp điện môi cách điện thường làm bằng chất rắn hoặc nhựa cao su polyethylene. Một vài cáp RF thường bao gồm một lớp lá kim loại mỏng ở giữa lớp bảo vệ và lớp điện môi có chức năng giảm tổn thất do nhiễu.
Thông thường, lớp kim loại bảo vệ được nối đất và điện áp đặt vào các dây dẫn chính để truyền tín hiệu. Tác dụng chính của việc sử dụng cáp RF là giữ từ trường ở trong chất điện môi và giảm mất mát bức xạ. Thêm nữa, chất điện môi bảo vệ đường truyền chống lại nguồn nhiễu từ bên ngoài.
Các thông số chính
Tương thích trở kháng
Đây là một nguyên lý được giới thiệu trong phần antenna. Để có hiệu quả truyền tốt nhất, các môi trường kết nối trung gian, như cáp RF, antenna, đầu kết nối, và bộ nguồn phát phải có một trở kháng phù hợp.
Độ suy giảm
Mọi cáp RF đều có tổn hao tín hiệu, đó là sự suy giảm được đo bằng tỷ số dB/100feet. Độ suy giảm của tín hiệu RF sẽ tăng tại tần số cao hơn bởi vì dòng RF di chuyển nhiều nhất trên bề mặt ngoài (hiệu ứng bề mặt) dây dẫn và điện trở bề mặt sẽ tăng tại tần số cao hơn. Tổn hao bề của vật dẫn có thể giảm khi tăng đường kính của dây dẫn. Khi tăng gấp đôi đường kính của cáp sẽ giảm một nửa hiệu ứng bề mặt (không bao gồm tổn thất điện môi và cách điện)
Bán kính uốn cong
Bán kính uốn nhỏ nhất của độ cong phía trong đo được của cáp mà cáp có thể chịu mà không gây hỏng hóc vật lý nào, giảm hiệu năng của nó, hoặc rút ngắn tuổi thọ cáp. Hình bên dưới minh họa một cáp với bán kính uốn cong là 3cm
Cáp Cat 5 (Category 5) là tiêu chuẩn thế hệ thứ 5 cho cáp xoắn Ethernet được ban hành bởi Hiệp hội công nghiệp điện tử và Hiệp hội truyền thông công nghiệp (EIA/TIA). Cáp Cat 5 gồm 4 cặp dây xoắn nhưng chỉ sử dụng 2 cặp (ở tốc độ 100MHz) cho chuẩn truyền 10Base-T và 100Base-Tx (Fast Ethernet). Một phiên bản nâng cấp, CAT 5e, với nhiều thông số kỹ thuật đặc biệt hơn để đảm bảo sự ổn định khi sử dụng tất cả 4 cặp dây xoắn cho truyền thông Gigabit 1000BASE-T. Cat5/5e có khoảng cách truyền tối đa khoảng 100m. Cáp Cat 6 thường được dùng cho chuẩn truyền Gigabit Ethernet. Nó có thể tương thích với chuẩn Cat 5 và Cat 5e, nhưng tại một thời điểm, nó cho phép tần số truyền cao hơn lên đến 250 MHz, nó phù hợp cho 10BASE-T, 100BASE-TX (Fast Ethernet), 1000BASE-T/1000BASE-TX (Gigabit Ethernet), và 10GBASE-T (10-Gigabit Ethernet).
Các thông số chính
Bán kính uốn cong
Hầu hết các loại cáp CAT 5 có thể được uốn cong ở bất kỳ bán kính nào với khoảng bốn lần so với đường kính của cáp.
Độ dài cáp tối đa
Chiều dài khuyến nghị cho đoạn cáp CAT 5 là 100m (theo chuẩn TIA/EIA 568-5-A). Bộ lặp và bộ switch có thể sử dụng để mở rộng khoảng cách truyền. Bộ chuyển đổi môi trường truyền, như bộ chuyển Ethernet to Fiber (bộ chuyển đổi quang-điện), có thể sử dụng để nâng đáng kể khoảng cách truyền.
Cáp thẳng và cáp chéo
Các cặp dây xoắn của cáp Ethernet có thể được sắp xếp lại để tạo kết nối giữa nhiều loại thiết bị. Một cáp thẳng, thường được gọi là cáp chính, có sự sắp xếp các cặp dây xoắn ở hai đầu kết nối RJ45 là giống nhau và sử dụng để kết nói một máy tính đến một bộ switch hoặc một bộ định tuyến (router). Cáp chéo có một cặp dây màu cam đổi vị trí cho cặp màu xanh lá cây ở một đầu, và được dùng để kết nối trực tiếp hai máy tính với nhau. Tuy nhiên, các giao diện mạng mới hiện nay với các cổng tự động nhận MDIX có khả năng nhận ra kiểu kết nối để chọn cấu hình MDI hoặc MDIX một cách tự động, loại bỏ sự cần thiết sử dụng cáp chéo.
10BASE-T và 100BASE-TX vs. 1000BASE-T
Kết nối 10BASE-T và 100BASE-TX yêu cầu 2 cặp dây xoắn. Kết nối 1000BASE-T yêu cầu 4 cặp dây xoắn (8 chân). Liệt kê chân dưới đây là sự phân chia chân chức năng theo 3 chuẩn (10BASE-T, 100BASE-TX, 1000BASE-T) trên cả MDI và MDI-X.
Chân 4,5,7,8 không sử dụng
2-4 Đầu kết nối
Trước khi đặt mua antenna và cáp cho thiết bị không dây của bạn, trước tiên phải xác định các kiểu đầu nối. Nói chung, các phần như kiểu giắc cắm, chân, và quy định là đầu nối đực, và quy định về chân cắm, ổ cắm, và khe quy định cho đầu nối cái. Đối với đầu kết nối điện, kiểu đầu kết nối (đực và cái) không đủ để nhận dạng đúng đầu kết nối. Chương này sẽ cung cấp một số đầu kết nối được sử dụng thường xuyên và hình của chúng được đưa ra ở phần dưới đây.
Có rất nhiều kiểu đầu nối antenna đồng trục được thiết kế cho những ứng dụng khác nhau. Phần này giới thiệu về một số đầu nối antenna thông dụng như một lưu ý để nhận dạng và chọn đầu nối thích hợp.
Đầu kết nối đồng
Hình vẽ bên biểu thị thông tin cho kiểu đầu kết nối RJ45 và M12, những kiểu đầu kết nối phổ biến nhất. Đầu kết nối RJ45 rất thông dụng cho những ứng dụng tiêu chuẩn trong nhà, trong khi M12 được sử dụng nhiều nhất cho môi trường ngoài trời hoặc thường xuyên gặp trong những ứng dụng rung sốc.
Đầu kết nối quang
Đầu kết nối quang được sử dụng để nhanh chóng kết nối/ngắt kết nối cáp quang. Đầu nối quang được sử dụng nén tải để đảm bảo rằng mặt cắt ngang cáp quang được ép chặt với nhau để loại bỏ những khoảng trống không khí, là nguyên nhân gây mất tín hiệu. Các bảng đi kèm theo cho thấy thường sử dụng những đầu kết nối quang.
Mô đun cắm Ethernet
Các module SFP và SFP+ Ethernet là những kiểu của bộ chuyển đổi giao diện (hoặc bộ phát) có thể trao đổi với nhiều loại đa dạng của thiết bị mạng và cung cấp một giao diện gigabit. Những bộ thu phát hợp khối này là sự cải tiến từ bộ thu phát gigabit (GBIC Gigabit interface Converter). Mô đun cắm có thể dùng cho cáp đồng, nhưng nó thường dùng cho kết nối quang.
Wireless WAN (Cellular) Technology | Tốc độ biến thiên đỉnh | Tốc độ ổn định | ||
Download | Upload | Download | Upload | |
2G (GPRS/EDGE) | 86 kbps 236 kbps | 172 kbps | ≈100 kbps | ≈50 kbps |
3G (HSPA+) | 21 mbps | 5.76 mbps | 15 mbps | 3 mbps |
4G (LTE) | 100 mbps | 50 mbps | 60 mbps | 25 mbps |
Bảng 1: Băng thông không dây
Chất lượng Video | Ước tính băng thông cần thiết* | Cellular Technology (Download) | Cellular Technology (Upload) |
Độ nét:Cao Độ phân giải:640 x 480 FPS: 20 | 1 to 2 mbps | 2G | 2G |
3G | 3G | ||
4G | 4G | ||
Độ nét:Cao Độ phân giải:720x480 FPS:30 | 3 to 5 mbps | 2G | 2G |
3G | 3G | ||
4G | 4G | ||
Độ nét:Cao Độ phân giải:1280x800 FPS:30 | 7 to 9 mbps | 2G | 2G |
3G | 3G | ||
4G | 4G |
Bảng 2: Công nghệ không dây và so sánh chất lượng steaming
*Được tính toán bằng kênh online của Moxa: Bandwidth Calculator.
Lấy các ứng dụng trong giao thông làm ví dụ. Với công nghệ LTE, vận hành viên có thể dễ dàng kết nối 3 Ip camera đến 1 Gateway LTE truyền trực tiếp video đến trung tâm điều khiển hco việc quản lý thười gian thực.
Khi hiểu về một số thách thức chính và yêu cầu về sử dụng truyền thông di động trong hệ thống giám sát từ xa công nghiệp, bạn có thể xác định được liệu một giải pháp LTE có phù hợp với ứng dụng của bạn hay không. Những khu vực có biên độ nhiệt lớn
Tại những khu vực đặt thiết bị xa trung tâm điều khiển, chúng ta buộc phải xem xét tác động của nhiệt độ cực đại lên các gateway di động. Một gateway di động không được thiết kế cho những ứng dụng công nghiệp có thể gây ra lỗi thường xuyên cho các thiết bị, dẫn đến việc các kết nối bị kém đi và đẩy chi phí bảo trì lên cao. Do sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng tại các giao lộ, hầm cao tốc, các tủ điều khiển ngoài trời thì việc chọn một LTE gateway có thể chịu được dải nhiệt độ hoạt động rộng là rất cần thiết nhằm chắc chắn sự hoạt động liên tục của thiết bị trong bất cứ môi trường khắc nghiệt nào. |
Nhiễu điện từ
Nhiễu điện từ có mặt ở khắp mọi nơi. Nó có thể xuất phát từ những nguồn khác nhau, nhiễu điện từ (EIM), các thiết bị di động thu sóng mặt đất, hoặc sự biến thiên dòng điện tại nguồn cấp. Bởi vì sự giao thoa sóng điện từ là vô hình thì không có nghĩa là nó vô hại. Bất cứ sự can thiệp nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của thiết bị và vi phạm đến sự toàn vẹn của dữ liệu. Làm thế nào mà các cổng gateway LTE có thẻ đối phó với các nguồn nhiễu này là điều rất quan trọng để duy trì hiệu suất hoạt động của cả hệ thống. Vì lý do này mà các Gateway LTE phải bao gồm khả năng chống nhiễu và chống xung áp để bảo vệ quá trình truyền tải và tính toàn vẹn của dữ liệu.
“We are Always Hungry for Reliability” – Luôn đề cao tính tin cậy
Một mối quan tâm chính về mạng di dộng là các kết nối có thể bị gián đoạn và kém tin cậy hơn là mạng có dây. Ví dụ, trên các Trạm cơ sở, ví dụ, ở những trạm cơ sở, thời gian trễ khác nhau được triển khai ở cấp ứng dụng là một thách thức cho các bộ gateway LTE để duy trì kết nối di động tin cậy. Nên, Việc chọn gateway LTE rất quan trọng cho các tính năng dự phòng phần cứng và tính năng phần mềm thông minh cho phép mạng di động đạt được độ tin cậy không thua kém gì mạng có dây – và tiết kiệm được một khoản chi phí.
VPN to Keep Your Data Private – Tính năng VPN bảo mật cho dữ liệu
Khi dữ liệu được gửi đi một các không an toàn qua mạng, nó dễ bị đánh cắp. Đó là lý do mà VPN ra đời để tạo ra một đường hầm bảo vệ không thể xuyên thủng cho việc truyền tải dữ liệu giữa các gateway di động và trung tâm điều khiển. Một Gateway di động được tích hợp tính năng VPN cóp thể ngăn chặn hiệu quả bất cứ ai “quan tâm” đến những thông tin nhạy cảm. |
Các chi tiết kỹ thuật của tiêu chuẩn IEEE 802 chỉ hướng tới lớp 1 (lớp vật lý) và lớp 2 (liên kết dữ liệu) của mô hình tham chiếu OSI (Open SystemsInterconnection) được quy định bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization of Standardization-ISO). Trong đó, lớp liên kết dữ liệu (data link) bao gồm 2 lớp con: điều khiển truy cập môi trường (Media Access Control-MAC) và điều khiển liên kết logic (Logical Link Control-LLC). Lớp dưới LLC quản lý lỗi/điều khiển luồng dữ liệu và về cơ bản giống nhau đối với tất cả các tiêu chuẩn IEEE 802. Lớp MAC là lớp cho địa chỉ vật lý và quản lý điều khiển truy cập môi trường. Các đặc điểm kỹ thuật của chuẩn IEEE 802.3 quy định để truy cập cho Ethernet và IEEE 802.11 quy định để truy cập cho những mạng LAN không dây. | OSI Model | |
Layer | Functions | |
(7) Application | Lớp ứng dụng: tương tác giữa các ứng dụng người dùng; truyền thông quá trình-tới-quá trình | |
(6) Presentation | Biến đổi/cấu trúc lại dữ liệu Nén/ mã hóa dữ liệu | |
(5) Session | Thiết lập kết nối giữa các hệ thống Quản lý các kết nối của người sử dụng | |
(4) Transport | Dò phát hiện lỗi/ khôi phục Điều khiển luồng kết nối mạng | |
(3) Network | Quản lý đường kết nối mạng Định tuyến dữ liệu | |
(2) Data link | Điều khiển truy nhập/lỗi/ Định địa chỉ MAC | |
(1) Physical | Điều khiển truyền các dòng bit Tín hiệu điện |
Các chuẩn 802.11 | |||||||
Giao thức | Phát hành | Tần số (GHz) | Băng thông (MHz) | Tốc độ dữ liệu (Mbps) | Số lượng MIMO (max.) | Phương pháp điều chế | Tương thích |
802.11 | 1997 | 2.4 | 20 | 1, 2 | 1 | DSSS, FHSS | 802.11 |
802.11b | 1999 | 2.4 | 20 | 1, 2, 5.5, 11 | 1 | DSSS | 802.11b |
802.11a | 1999 | 5 | 20 | 6 to 54 | 1 | OFDM | 802.11a |
802.11g | 2003 | 2.4 | 20 | 6 to 54 | 1 | DSSS, OFDM | 802.11b/g |
802.11n | 2009 | 2.4 & 5 | 20 40 | 6.5 to 28.8 13.5 to 600 | 4 | OFDM | 802.11a/b/g/n |
802.11ac | 2013 | 5 | 20 40 80 160 | 6.5 to 693.6 13.5 to 1600 29.3 to 3466.4 58.5 to 6933.6 | 8 | OFDM | 802.11ac/n |
Mạng 802.11 sử dụng tín hiệu radio kiểu broadcast để truyền thông với bất cứ card mạng không dây phù hợp để truy cập vào WLAN. Các biện pháp bảo mật để kiểm tra truy cập WLAN đều có vai trò quan trọng để ngăn ngừa truy cập trái phép vào thiết bị mạng và nguồn tài nguyên (dữ liệu). Có 2 kiểu biện pháp bảo mật chính sẵn có cho WLAN:
Sự kết hợp của phương pháp xác nhận và mã hóa thường được sử dụng để cung cấp mức độ bảo mật của WLAN. Thêm nữa có 3 kiểu bảo mật của WLAN (WEP, WPA, và WPA2) giao thức IEEE 802.1X thường cung cấp một sự xác nhận cao cho kết nối WLAN.
Giao thức bảo mật | Đặc trưng |
WEP (Wired Equivalent Privacy) | Mã hóa dữ liệu RC4 Không xác nhận người dùng/mật khẩu |
WPA (Wi-Fi Protected Access) | TKIP + 802.1X + MIC Hỗ trợ xác nhận RADIUS Tương thích với hầu hết các hệ thống |
WPA2 | Mã hóa WPA + AES |
WEP (Wired Equivalent Privacy-WEP) là biện pháp bảo mật mức thấp cung cấp bảo mật dữ liệu cho truyền thông không dây. Chìa khóa tĩnh chia sẻ (chuỗi chữ và chiều dài cố định) sử dụng để mã hóa dữ liệu và phân bổ đến tất cả trạm không dây trên mạng không dây.
Năm 2001, WEP bị xem là rất dễ bị tấn công thụ động, gồm khóa mã hóa 24 bit RC4 và không được khuyến khích sử dụng cho mạng yêu cầu bảo mật mức cao. Đối với bảo mật không dây mạnh hơn, bảo vệ truy cập wifi (Wi-Fi Protected Access WPA hoặc WPA2) yêu cầu mã hóa dữ liệu và sự xác nhận người dùng.
Bảo vệ truy cập Wifi (WPA) được tạo ra để đáp ứng cho các lỗ hỗng tìm thấy trong chuẩn WEP. Nó được thiết kế như một biện pháp tạm thời cho đến khi phát triển các biện pháp bảo mật 802.11i. Khi được sử dụng với phương thức xác nhận RADIUS và VPN, WPA được chấp nhận như một phương pháp bảo mật hiệu quả cho mạng WLAN.
WPA2 là một bản nâng cấp mã hóa của công nghệ WPA. WPA sử dụng giao thức khóa toàn vẹn thời gian (Temporal Key Integrity Protocol-TKIP) cho việc mã hóa 128 bit dữ liệu, trong khi WPA2 sử dụng tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến (Advanced Encryption Standard-AES), Một thiết kế mã hóa mạng hoán vị phù hợp đối với các mạng WLAN sẽ yêu cầu điều khiển truy cập an toàn cao.
802.1X là một phương pháp chứng thực dựa trên cổng kết nối, nhằm ngăn chặn việc truy cập trái phép vào mạng. Nó được sử dụng WPA để định hình hệ thống bảo mật WLAN hoàn chỉnh. Trên nhiều hệ thống không dây, người dùng có thể đăng nhập vào các điểm truy cập riêng, nhưng không thể làm gì hơn mà không có xác nhận. 802.1X yêu cầu người dùng xác nhận với mạng không dây của nó, không chỉ với những điểm truy cập AP hoặc kết nối mạng riêng ảo VPN. Nó cung cấp bảo mật WLAN cao hơn, các kết nối không được chứng thực có thể bị từ chối cấp quyền tại các điểm truy cập.
Sự cân bằng giữa bảo mật, sự truyền dữ liệu, và hiệu quả chi phí là điều quan trọng khi quyết định chọn kiểu bảo mật để cài đặt trên mạng WLAN. Những yếu tố như môi trường hoạt động, kiểu tương thích của các cấp độ bảo mật, và có thể tác động đến sự hoạt động của mạng khi sử dụng nhiều phương thức bảo mật phức tạp, tất cả đều được xem xét đến.
Dưới đây là một số câu hỏi chính để đánh giá các lựa chọn bảo mật WLAN:
Phương thức | Hỗ trợ máy khách | Những điểm cần lưu ý |
Hệ thống mở | Không có yêu cầu đặc biệt |
|
WEP | Hỗ trợ cho tất cả các giao thức 802.11a, 802.11b, and 802.11g |
|
WPA | Yêu cầu kích hoạt hệ thống WPA và driver cho card mạng |
|
WPA2 | Yêu cầu kích hoạt hệ thống WPA và driver cho card mạng |
|
802.1X | Yêu cầu kích hoạt hệ thống WPA và driver cho card mạng |
|
2.Khái niệm cơ bản về mạng WWAN
Một mạng không dây diện rộng WWAN (Wireless Wide-Area Network-WWAN) có thể bao gồm nhiều loại kết nối mạng di động khác nhau, như phương pháp truyền thống truyền bằng sóng vi ba, vệ tinh truyền thông, và ngày nay là công nghệ mạng Cellular. Tất cả những mạng này bao trùm các khu vực có phạm vi rộng và có thể truyền dữ liệu số toàn cầu.
Trong truyền thông cellular, mạng 3G đáp ứng cho hơn 1.5 tỷ lượt dùng trong năm 2013 và số lượng người dùng tăng lên 3.5 tỷ trong năm 2015. Tuy nhiên công nghệ LTE (4G) cho thấy sự phát triển nhanh chóng và được kì vọng để thay thế cho công nghệ 3G, đây là một tiêu chuẩn chính cho mạng truyền thông cellular thế hệ mới.
Các mối quan tâm chính khi sử dụng mạng di động cellular cho việc truyền dữ liệu gồm có băng thông, quản lý IP, và chi phí hoạt động cao (như truyền thông vệ tinh). Tuy nhiên, như công nghệ tiên tiến mang lại nhiều dịch vụ hữu ích hơn, cấu trúc hạ tầng mạng cellular có thể được triển khai với một mức chi phí thấp hơn để dần thay thế sóng vi ba truyền thống, radio, và truyền thông vệ tinh.
GSM (Global System for Mobile Communications) là một bộ tiêu chuẩn cho truyền thông của điện thoại di động trên mạng kỹ thuật số cellular 2G. GSM được thiết kế bởi học viện tiêu chuẩn truyền thông châu âu (European Telecommunications Standards Institute-ETSI) và trở thành tiêu chuẩn phổ biến cho truyền thông di động để thay thế cho mạng di động cellular analog thế hệ thứ nhất (1G). GSM sử dụng chuyển mạch dữ liệu (circuit-switched data-CSD) bằng phương thức truyền thoại song công và công nghệ được kéo dài về mặt thời gian sử dụng-đàu tiên là thông qua truyền thông chuyển mạch, thực tế gồm các công nghệ chuyển mạch gói, và sau đó GPRS (General Packet Radio Services) và EDGE (Enhanced Data rate for GSM Evolution) để truyền dữ liệu qua GPRS và GSM.
GPRS là một dịch vụ chuyển mạch gói để truyền GSM trên mạng 2G/2.5G cho phép đồng thời truyền âm thanh và dữ liệu. GPRS có thể sử dụng cho nhiều dịch vụ gồm có SMS, MMS, email, và truy cập internet. GPRS được phát triển đầu tiên bởi viện tiêu chuẩn truyền thông châu âu và giờ được duy trì bởi hiệp hội 3GPP-3rd Generation Partnership Project.
Việc tăng tốc độ truyền dữ liệu là yêu cầu đối với việc phát triển GSM, và thế hệ tiếp theo là GPRS (EGPRS), sóng mang đơn IMT(IMT-SC), hay gia tăng tốc độ dữ liệu toàn cầu, là sự mở rộng của GSM. EDGE là công nghệ điện thoại di động kỹ thuật số cao hơn (tiền 3G) cho phép tốc độ dữ liệu cao hơn GPRS, với tốc độ truyền lên đến 384kbps.
Hình dưới đây mô tả sơ bộ của tốc độ truyền theo thời gian với những công nghệ 2G khác nhau. Ngoài ra GSM, GPRS, và EDGE hoạt động trên 4 dải tần GSM: 850 MHz, 900MHz, 1800 MHz, và 1900 MHz. Tuy nhiên, từ sau khi nhiều nước áp dụng các quy định khác nhau, một tần số GSM chung không được sử dụng trên toàn thế giới. Bảng đính kèm bên dưới là tổng quan của các dải tần số GSM được sử nhiều nước sử dụng.
3GPP- từ UMTS đến HSPA+
Hệ thống truyền thông di động toàn cầu (Universal Mobile Telecommunications System-UMTS) GSM dựa trên công nghệ 3G cho mạng di động cellular được phát triển bởi hiệp hội 3GPP. UMTS sử dụng công nghệ W-CDMA (Wideband Code Division Multiple Access-W-CDMA) dải tần rộng và kết hợp cả công nghệ không dây và công nghệ vệ tinh để truyền dữ liệu lên đến 2Mbps để cung cấp băng thông và sử dụng phổ tần hiệu quả.
HSPA (HSDPA/HSUPA/HSPA+)
Truy cập dữ liệu gói tốc độ cao (HSPA) là một phần của mạng di động 3G dựa trên UMTS, nó hỗ trợ cả HSUPA (High Speed Uplink Packet Access) và HSDPA (High Speed Downlink Packet Access) để truyền thông theo giao thức W-CDMA, cung cấp tốc độ tải xuống đến 14.4 Mbps và tốc độ tải lên có thể đến 5.8 Mbps. Phiên bản mới, phiên bản cải tiến HSPA(còn gọi là HSPA+) được ban hành vào năm 2008 có khả năng cung cấp tốc độ dữ liệu lên đến 42 Mbps cho tải xuống và 22Mbps cho tải lên.
Bảng dưới đây cho một thông tin sơ bộ về sự cải tiến theo thời gian giữa các công nghệ 3G-UMTS. Ngoài ra, có 5 tần số UMTS thường được sử dụng: 800, 850, 900, 1900, và 2100. Tần số UMTS sử dụng khác so cho các nhà vận hành khác nhau.
CDMA2000, thường được biết như một IMT đa sóng mang (IMT-MC), là tiêu chuẩn dựa trên IMT-2000 CDMA và được phát triển bởi ITU, nhằm cho phép gửi dữ liệu giữa 2 điện thoại di động và tổng đài trung tâm (hoặc BTS- Base Transceiver Station, trạm thu phát). CDMA2000 và W-CDMA là các tiêu chuẩn cạnh tranh nhau trong thị trường kết nối mạng di động.
CDMA2000 thực tế là một họ tiêu chuẩn ra đời với các bước phát triển theo sự phát triển của công nghệ. Các biến thể khác nhau đều được chọn cho giao diện vô tuyến cho IMT-2000 và được liệt kê dưới đây theo thứ tự thời gian.
Ngày nay, các nhà khai thác đang coi công nghệ LTE và WiMAX như là công nghệ di động thế hệ thứ tư (4G). Tuy nhiên, theo hiệp hội truyền thông quốc tế (International Telecommunication Union-ITU), “công nghệ 4G tiêu chuẩn” phải cung cấp tốc độ dữ liệu ổn định ở mức Gigabit truyền không di chuyển, và thấp nhất là 100Mbps cho các ứng dụng di động cao cấp và các tiêu chuẩn khác (chi tiết cho bên dưới). Phần này giới thiệu tóm tắt về công nghệ 4G (LTE), và công nghệ 4G đúng chuẩn (LTE-A)
Công nghệ tiền 4G 3GPP hay còn có tên “4G-LTE”, nhưng phiên bản LTE đầu tiên không đáp ứng đày đủ với các yêu cầu nâng cấp của IMT. LTE có tốc độ dữ liệu theo lý thuyết có thể lên 100Mbps khi tải xuống và 50 Mbps khi tải lên nếu sử dụng kênh có băng thông 20Mhz, và khi nhiều đầu vào-nhiều đầu ra (MIMO), ví dụ: nhiều ăng ten được dùng. Bảng bên dưới cho phép đo lý thuyết của dữ liệu LTE.
Công nghệ LTE cải tiến (LTE-A: Long Term Evolution Advanced) được trình lên chính thức bởi tổ chức 3GPP tới ITU-T vào mùa thu năm 2009 như một ứng viên cho tiêu chuẩn IMT-Advanced, và mong đợi được ban hành chính thức vào năm 2013. LTE-Advanced là thiết yếu đối với công nghệ LTE hiện tại cho các mạng di động. LTE và LTE-Advanced cùng sử dụng quang phổ bổ sung và ghép kênh để cho phép tốc độ truyền dữ liệu cao hơn. Phối hợp truyền đa điểm cũng cho phép nâng cao dung lượng hệ thống, giúp nâng cao tốc độ xử lý các dữ liệu. Phiên bản 10 của LTE dự kiến sẽ đạt được tốc độ truyền dữ liệu cao theo yêu cầu của IMT-Advanced. Phiên bản thứ 8 hiện nay, đang cung cấp tốc độ tải xuống lên đến 300Mbps, nhưng vẫn không đáp ứng đủ tiêu chuẩn IMTA yêu cầu.
LTE trong năm 2013 vẫn là một công nghệ phát triển, và tần số sử dụng hoặc điều chỉnh vẫn tiến triển qua thời gian. Theo bảng cho dưới cho một cái nhìn nhanh về tần số LTE sử dụng trong năm 2013. Để có thêm thông tin mới nhất vui lòng liên hệ với bên cung cấp dịch vụ LTE ở địa phương.
Tổng quan các dải tần LTE sử dụng (dựa trên các sóng mang chính)
Công nghệ WPAN (Wireless Personal Area Network-Mạng không dây cá nhân), thường được biết đến theo chuẩn IEEE 802.15, được phát triển bởi IEEE cho kết nối mạng cá nhân bằng một mạng không dây ở khoảng cách ngắn, nó bao gồm kết nối không dây giữa các máy tính di động, và các thiết bị như điện thoại di động, laptop, và các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA). Bảng dưới đây so sánh cá thông số quan trọng cho các kiểu công nghệ WPAN.
Được phát triển mới mục tiêu công suất tiêu thụ và chi phí thấp, ZigBee là một tiêu chuẩn chung dựa trên IEEE 802.15.4 cho mạng liên kết trực tiếp các thiết bị với thiết bị (Machine-to-Machine: M2M) sử dụng dải tần miễn phí (868 MHz ở châu âu, 900MHz ở Mỹ, và 2.4GHz ở nhiều nước trên thế giới). Với chi phí tương đối thấp cho phép ZigBee triển khai trên diện rộng trong các ứng dụng điều khiển và giám sát không dây, và với yêu cầu công suất thấp cho phép nhiều điểm nút hoạt động trong nhiều tháng, và thậm chí lên đến một vài năm, mà không cần phải thay pin. Mạng kết nối hỗn hợp (Mesh) cung cấp độ tin cậy cao, vùng phủ sóng rộng, và mạng linh hoạt. Tốc độ truyền dữ liệu có thể dao động từ 20 Kbps (868 MHz) đến 250 kbps (2,4 GHz).
Lớp mạng ZigBee hỗ trợ các kiểu cấu trúc mạng hình sao, cây và lưới. Mỗi mạng sẽ phải có ít nhất một thiết bị điều phối. Trong mạng hình sao, thiết bị điều phối phải ở điểm nút trung tâm. Cả cấu trúc mạng hình sao và cấu trúc lưới cho phép sử dụng những bộ định tuyến ZigBee để mở rộng kết nối tăng cấp mạng. Các đặc điểm kỹ thuật theo toàn bộ tiêu chuẩn sẽ có bốn thành phận: lớp mạng, lớp ứng dụng, các đối tượng thiết bị ZigBee (ZDOs: ZigBee Device Objects), và các đối tượng áp dụng theo nhà sản xuất được xác định, cho phép tùy biến và hỗ trợ tích hợp hệ thống.
ZigBee không chỉ được thiết kế ứng dụng cho mạng truyền dẫn năng lượng (công suất lớn), mà còn sử dụng cho những ứng dụng như tự động hóa tòa nhà, điều khiển chiếu sáng, điều khiển hệ thống thông gió HVAC, các thiết bị y tế, và cho kho lưu trữ hàng hóa. Các nút của ZigBee có chi phí hoạt động hiệu quả cao và có thể khôi phục từ chế độ ngủ (chờ) với thời gian nhỏ 30 mili giây để giảm độ trễ thấp kết nối mạng.
Giao thức ZigBee vừa được hơn 300 công ty chấp nhận (Liên minh ZigBee) trên toàn thế giới, đây như một tiêu chuẩn mở tin cậy để cung cấp một hạ tầng mạng cá nhân với chi phí thấp và tốc độ dữ liệu kết nối thấp.
Một mạng ZigBee gồm có 3 loại thiết bị hoặc nốt; Bộ điều phối ZigBee (ZC), bộ định tuyến ZigBee, và các thiết bị ZigBee (ZED-ZigBee End Device)
Bộ điều phối ZigBee
Mỗi mạng ZigBee có một bộ điều phối việc quản lý và định tuyến dữ liệu của mạng. Bộ điều phối là thành phần chính bởi vì hoạt động truyền thông mạng ZigBee dựa vào ZC.
Bộ định tuyến ZigBee
Bộ định tuyến chuyển tiếp dữ liệu qua mạng thông qua định tuyến mạng đa bước và ZC chính. Các kết nối khác đến các bộ định tuyến, các thiết bị cuối có thể kết nối trực tiếp đến bộ điều phối ZC.
Thiết bị cuối ZigBee
Thiết bị cuối ZigBee thường được kết nối đến mạng qua các bộ định tuyến. Thêm nữa, để có một nguồn cung cấp tin cậy, các thiết bị cuối có thể cũng sử dụng nguồn pin bởi vì nó tiêu thụ năng lượng ít. Hầu hết các thiết bị ở chế độ ngủ để bảo toàn nguồn pin và sẽ ở chế độ bình thường (thức) để thu thập và truyền dữ liệu.
Biểu đồ dưới đây minh họa một cấu trúc mạng ZigBee điển hình, cấu trúc này thường bao gồm 3 loại thiết bị. Thiết bị nối tiếp có thể kết nối đến bất kì loại thiết bị ZigBee nào để trao đổi dữ liệu theo mạng cá nhân (PAN). Một tiện ích được cung cấp bởi các hãng sản xuất thiết bị để cấu hình mạng ZigBee.
Các thiết bị ZigBee có thể cấu hình như một bộ điều phối mạng (ZC) có thể có giao diện kết nối Ethernet, sẽ cung cấp khả năng truy cập tới các thiết bị khác trên cơ sở mạng Ethernet hoặc Internet. Sơ đồ dưới đây thể hiện 2 cấu trúc giống nhau.
Tiêu chuẩn IEEE 802.15.4 cho mạng ZigBee là kết nối lý tưởng không dây WPAN trong các ứng dụng công nghiệp. Mạng ZigBee cung cấp kết nối truyền thông không dây chi phí thấp cho các thiết bị serial, như các cảm biến, thiết bị đo, và màn hình hiển thị, để cung cấp truyền thông linh hoạt với lượng dây cáp tối ưu tối thiểu. Thêm nữa mạng ZigBee bao gồm những lợi ích:
Thế giới đang dịch chuyển theo xu thế kết nối internet cho tất cả các thiết bị. Sẽ cần một khoảng thời gian để kết nối rộng rãi các thiết bị, ứng dụng và môi trường mạng.
4G LTE mang tới nhiều lợi thế, là một phương pháp dễ dàng để triển khai kết nối một số lượng lớn các thiết bị công nghiệp và cảm biến vào mạng Internet. Tuy nhiên, trong thực tế, người dùng có thể gặp các vấn đề với các giao thức công nghiệp, xử lý dữ liệu… Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi ứng dụng 4G LTE trong thực tế, và một số khuyến nghị cần thiết để người dùng có thể xử lý.
Hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp bạn thành công với dự án của mình.
Đối với các nhà tích hợp hệ thống công nghiệp, nhà sản xuất phần mềm, OEM hoặc người dùng cuối, nhu cầu cần thiết là kết nối mạng cho các thiết bị và cảm biến. Với sự phát triển của Internet of Things trong công nghiệp, nhu cầu này đang mở rộng bao gồm kết nối Internet cho các dữ liệu từ các thiết bị để thu thập và sử dụng thông qua các dịch vụ kết nối đám mây.
Nhiều người đã nhìn thấy trước một tương lai mà gần như mọi thiết bị và thành phần của thiết bị được kết nối với Internet. Theo ước tính, vào năm 2020 sẽ có khoảng 16 tỷ thiết bị công nghiệp được kết nối. Thu thập dữ liệu từ các thiết bị trong thời gian thực loại bỏ các trở ngại sau:
Các thiết bị thường không được thiết kế để trao đổi dữ liệu và cần cải tạo hoặc thay thế hoàn toàn. | |
Các thiết bị thường được lắp đặt tại các địa điểm và cơ sở vật chất bị hạn chế hoặc không sẵn có cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. | |
Vị trí và cơ sở vật chất có một số hình thức kết nối không được trang bị để xử lý lượng lớn dữ liệu gia tăng. | |
Chi phí cao khi phải gián đoạn hoạt động sản xuất, lắp đặt mới cáp tín hiệu hoặc thay thế thiết bị hiện có. |
Khi nhà tích hợp và người dùng được đánh giá nhu cầu của họ đối với kết nối 4G LTE cho các thiết bị hiện trường, họ thường cố gắng thực hiện một hoặc nhiều hơn các mục tiêu sau:
Trong nhiều trường hợp, các dạng truyền thông không dây khác nhau có thể được sử dụng để khắc phục một số hoặc toàn bộ các trở ngại này. Các mạng 4G LTE được cung cấp bởi Verizon, AT & T, T-Mobile, và nhà mạng khác được triển khai nhanh chóng, rộng rãi, và có khả năng hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu cao khi so sánh với Wi-Fi truyền thống.
Dễ hiểu khi các đơn vị vận hành thường chọn 4G LTE khi kết nối các thiết bị trên phạm vi lớn, đặc biệt là trong một số trường hợp nhất định.
Dưới đây là bảng so sánh một số công nghệ truyền thông có dây và không dây:
Công nghệ | Ưu điểm | Nhược điểm | Ứng dụng phù hợp |
Vệ tinh | Khả năng kết nối tới bất kỳ vị trí nào trên trái đất | Truyền hình vệ tinh đòi hỏi một sự đầu tư rất tốn kém trong phần cứng và các ăng-ten chuyên dụng. Chi phí mở rộng băng thông tốn kém | Khả năng kết nối cho các giàn khoan, tàu biền và máy bay chở khách |
900 MHz Radio | Đây là một cách rất hiệu quả tiết kiệm chi phí khi truyền băng thông thấp mà không cần cơ sở hạ tầng | Băng thông rất hạn chế, và phần cứng tốn kém và khó bảo trì. Hầu hết các thiết bị thuộc quyền sở hữu công và cần tiến hành thêm các thao tác kỹ thuật để có thể kết nối trên nền IP | Giám sát băng thông thấp cho các khu vực xa xôi |
Cáp quang | Đây là phương pháp có băng thông cao nhất và đáng tin cậy | Chi phí rất cao để thiết lập đường truyền | Xây dựng các đường truyền chính với băng thông cao |
Thuê bao | Khi có sẵn, đường dây thuê bao (đường đất) là cách rẻ nhất để thiết lập một kết nối băng thông cao đáng tin cậy tới Internet | Nếu bạn không có quyền truy cập vào một đường dây thuê bao hiện có, nó thường khó khăn và/hoặc chi phí phù hợp và quản lý dòng mới … | Kết nối Internet cho toàn bộ cơ sở hoặc trung tâm điều khiển |
Wi-Fi | Băng thông cao được hỗ trợ, và với nhiều hạ tầng, Triển khai Wi-Fi là giải phát dễ dàng và rẻ tiền nhất | Wi-Fi đòi hỏi một mạng / cơ sở hạ tầng có sẵn và không hiệu quả cho truyền thông khoảng cách xa .. | Các ứng dụng trong một khu vực địa lý nhỏ |
4G LTE | Trong trường hợp có thể, đây là một cách dễ dàng được triển khai tại nhiều địa điểm với băng thông cao, chi phí thiết bị và cài đặt rất thấp | 4G LTE không thể phủ sống mọi khu vực Cước phí dữ liệu phải trả theo tháng và có thể tăng rất nhanh | Băng thông dữ liệu lớn tới các khu vực xa |
4G LTE đã được chứng minh là vô cùng quan trọng trong một số ngành công nghiệp, trong các tình huống mà các phương pháp kết nối khác sẽ khó khăn và tốn kém hơn.
Giám sát môi trường
Các cơ quan chính phủ, các nhà cung cấp năng lượng tái tạo, các khu công nghiệp nghiệp, các công ty an ninh có một nhu cầu ngày càng tăng về giám sát môi trường và các trạm quan sát có thể thu thập kết nối trực tiếp dư liệu video và cảm biến. Các trạm này có thể được trang bị các thiết bị như camera IP, cảm biến độ ẩm, đo mưa, và nhiều hơn nữa.
4G LTE trở thành một lựa chọn rất hấp dẫn bởi vì khả năng hỗ trợ băng thông cao, truyền thông hai chiều, và dễ dàng triển khai tại nhiều địa điểm xa xôi mà không cần bổ xung cáp hay cơ sở hạ tầng mạng.
Cả các trạm giám sát hiện hữu và mới đều có thể thực hiện thu thập và truyễn dẫn dữ liệu tự động, nâng cao đáng kể chất lượng và tần suất thu thập dữ liệu trong khi giảm thiểu đáng kể công sức và nhân lực.
Truyền thông từ xa cho giao thông thông minh
Sự kết hợp một số yêu tố giúp 4G LTE trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho truyền thông từ xa cho các ứng dụng liên quan đến giao thông.
Giám sát điện mặt trời Các công ty hoạt động trong thị trường năng lượng mặt trời tham gia sản xuất điện từ năng lượng mặt trời cần phải theo dõi các thông số: sản lượng điện, điện năng tiêu thụ, nhiệt độ, tình trạng hệ thống,… Với 4G LTE, một nhà cung cấp hoặc kỹ sư có thể dễ dàng có thể thu thập dữ liệu mà không ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào đến kết nối Internet riêng hoặc mạng Wi-Fi tại hiện trường. Hơn nữa, phương pháp này dễ dàng triển khai tới một số lượng lớn các vị trí hiện trường với kết nối 4G LTE tại mỗi địa điểm. | |
Hệ thống giám sát nhà máy Các vận hành viên nhà máy nhận thấy khả năng trong các hệ thống giúp họ theo dõi và quản lý sử dụng thiết bị, tiêu thụ năng lượng, và đáp ứng nhu cầu. Phần mềm hỗ trợ các hệ thống được nhanh chóng triển khai trên nền tảng đám mây, và các nhà cung cấp của những giải pháp này cần có khả năng thu thập các dữ liệu cần thiết tại một nhà máy và đưa nó vào cơ sở dữ liệu đám mây của họ. 4G LTE giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng, mà không ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn mạng truyền thông được sử dụng cho các hoạt động của nhà máy. |
Địa điểm/Quốc gia: Châu Âu
Tổng quan
Giới thiệu dự án
Trước đây, để vận hành các kho bãi cần phải thuê một lượng lớn nhân công để sắp xếp hàng ngàn loại hàng hóa trong kho. Là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực tự động hóa kho bãi, khách hàng của Moxa đã sử dụng các xe tự hành (AGVs) cho công tác phân loại hàng hóa. Mỗi sản phẩm được gắn 1 thẻ RFID chứa những dữ liệu chi tiết được sử dụng để phân loại hàng hóa. Việc sử dụng các xe tự hành (AGVs) và các thẻ RFID cho phép khách hàng có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực.
Mạng truyền thông phù hợp nhất cho các xe tự hành (AGVs) là mạng không dây, nó cho phép loại bỏ các cáp truyền dữ liệu và tiết kiệm không gian. Hệ thống mạng không dây khá dễ cài đặt và bảo trì, các client tích hợp sẵn chuẩn mạng không dây 802.11 a/b/g. Nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của các AGVs, client cần một mạng truyền thông ổn định và đáng tin cậy giữa các điểm truy cập (Access Points) và các bộ điều khiển xe tự hành (AGVs Control) cũng như truyền thông liên tục với chuẩn 802.11 a/b/g và khả năng chuyển vùng.
Giải pháp của Moxa
Sản phẩm Nport W2150 Plus là một lựa chọn sáng suốt cho việc kết nối những thiết bị serial. Các sản phẩm của Moxa cung cấp chuẩn kết nối 802.11a/b/g, tương thích với những yêu cầu về thông số kỹ thuật của hệ thống. Thông qua môi trường WLAN, Nport W2150 plus cung cấp một giải pháp tuyệt vời cho những thiết bị thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác như các xe tự hành.
Các ưu điểm của sản phẩm Moxa
Thông số sản phẩm
NPort® W2150 Plus
Ghi chú:
AGV: Automated Guided Vehicle
cng-ngh-khng-dy-archives-safenergy-i-din-moxa-ti-vit-nam